Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 96 - 99)

cấp tỉnh

3.2.2.1 Mục tiêu

Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, qua đó nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh so với các địa phương khác;

Nâng cao tính hiệu quả của mô hình liên thông “một cửa”.

3.2.2.2 Nội dung

số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là 61,70 điểm, xếp thứ 50/63 tỉnh thành trong cả nước, tăng 03 bậc so với năm 2017, thuộc nhóm trung bình thấp. Do vậy, nhằm tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung và thu hút vốn đầu tư xây dựng CTGT trong chương trình xây dựng NTM, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là một giải pháp cần thiết. UBND tỉnh cần xác định việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh, nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thông qua việc thực hiện kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI là một tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả công tác của các sở, ban, ngành, đơn vị cũng như hiệu quả của việc thực hiện các tiêu chí trong các chương trình phát triển KTXH nói chung và chương trình nông thôn mới nói riêng.

Thực tế cho thấy, theo kết quả công bố PCI tỉnh Lạng Sơn tăng lên qua các năm từ 2016 đến nay; có 06/10 chỉ số thành phần tăng điểm so với năm 2016, trong đó chỉ số thành phầngia nhập thị trường có sự thăng hạng tương đối tốt, tăng 41 bậc từ thứ hạng 49 (năm 2016) lên thứ 8/63 (năm 2017). Có thể coi đây là những kết quả phản ánh sự nỗ lực trong việc cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, nhất là trong đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014 và những cải cách, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu.

Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng: chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh của tỉnh còn hạn chế, thể hiện ở các lĩnh vực có chỉ số thành phần đạt thấp như: Chỉ số tiếp cận đất đai (55/63); chỉ số chi phí thời gian (62/63); chỉ số chi phí không chính thức (41/63); chỉ số về cạnh tranh bình đẳng (32/63); chỉ số đào tạo lao động (50/63); chỉ số thiết chế pháp lý (61/63); chỉ số tính minh bạch (44/63).

Để cải thiện và nâng cao thứ hạng PCI của tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

thức trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định và chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhất là Chương trình hành động số 13/CTr-UBND ngày 28/02/2017 về việc thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP, Chương trình hành động số 33/CTr-UBND ngày 28/9/2016 thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, các Kế hoạch về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Lạng Sơn năm 2017, về triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứn gđầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính. - Thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, giảm đầu mối, giảm thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường thanh tra công vụ để khắc phục biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức nhằm giảm chi phí không chính thức và thời gian cho doanh nghiệp. Có giải pháp mạnh mẽ để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực sự làm việc có trách nhiệm, chuyên nghiệp, trung thực, kỷ luật, kỷ cương, gương mẫu, thực sự thân thiện, gần gũi, lắng nghe và giải quyết kịp thời các yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp. Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải có bổn phận hỗ trợ, phục vụ doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

- Tăng cường các hình thức đối thoại, tiếp thu, giải quyết các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã đảm bảo phù hợp, thiết thực, tránh hình thức. Phát huy vai trò của truyền thông, của quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Kết nối, chuyển tải thông tin hai chiều giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, người dân.

- Tổ chức khảo sát lấy ý kiến doanh nghiệp về đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và công bố kết quả xếp hạng trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh.

- UBND các cấp cần nâng cao tính hiệu quả của mô hình liên thông “một cửa”, để làm được điều đó, trong thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn cần thực hiện các nội dung sau:

+ Rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện các văn bản có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung.

+ Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính: thực hiện nghiêm túc mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông”.

+ Thường xuyên tổ chức gặp mặt, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh, các Sở, ban, ngành với doanh nghiệp; kịp thời nắm bắt thông tin từ doanh nghiệp, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

+ Thực hiện nghiêm Quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giải quyết kiến nghị của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ, nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở.

Thực tiễn cho thấy, đa số cán bộ cơ sở còn yếu về trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng công tác trong lĩnh vực quản lý tài chính, do đó, trong thời gian tới, UBND các cấp tỉnh Lạng Sơn cần tăng cường kỹ năng vận động tuyên truyền, kỹ năng tổ chức cho tất cả các cán bộ tham gia trực tiếp vào công tác chỉ đạo và thực thi các hoạt động của chương trình. Cần tổ chức tốt các hoạt động tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức tham quan học hỏi và phổ biến kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ tham gia vào chương trình XDNTM ở các địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)