Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 55)

2.1.2.1 Tình hình kinh tế

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 10/01/2018 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và dự toán NSNN năm 2018. Kết quả đạt được về kinh tế như sau:

Tốc độ tăng trưởng năm 2018 ước đạt 8,36% (mục tiêu 8 – 8,5%), cao hơn các năm 2016, 2017. Trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 2,55%, công nghiệp – xây dựng tăng 19,24%, dịch vụ tăng 4,87%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông lâm nghiệp chiếm 20,30%, công nghiệp – xây dựng 19,68%, dịch vụ 49,78%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 10,24%. GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 17,7%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,5%; cung cấp nước, xử lý nước thải tăng 5,1%; các sản phẩm chủ yếu đều đạt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ. Trong đó, một số sản phẩm tăng khá như điện sản xuất, điện thương phẩm, than, xi măng, đá, gỗ và các sản phẩm từ gỗ…

Thị trường hàng hoá, dịch vụ cơ bản ổn định và phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 18.400 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.

Hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện được tăng cường, giao thông luôn thông suốt.

Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, mở rộng. Hoạt động ngân hàng phát triển ổn định, an toàn, mặt bằng lãi suất ổn định, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ưu tiên.

Hoạt động du lịch tiếp tục có bước phát triển, dự ước năm 2018 thu hút khoảng 2.787 nghìn lượt khách, đạt 103,2% kế hoạch, trong đó, khách quốc tế là 388 nghìn lượt, khách trong nước là 2.399 nghìn lượt, doanh thu đạt 970 tỷ đồng. Triển khai lập quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn.

Việc huy động các nguồn cho đầ tư phát triển đạt kết quả khá tích cực; đã có nhiều nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư hoặc khảo sát, đề xuất các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong năm, UBND quyết định chủ trường đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 35 dự án mới (32 dự án trong nước và 03 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), tổng số vốn đăng ký là 7.527 tỷ đồng.

2.1.2.2 Tình hình văn hóa - xã hội

Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em đã lâu đời chung sống đoàn kết bên nhau như: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay… Chính đặc điểm này đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, giàu bản sắc của nền văn hoá các dân tộc Xứ Lạng.

Về Giáo dục và đào tạo: Cơ sở vật chất trường, lớp học toàn tỉnh có 7.175 phòng học, trong đó: 4.493 phòng kiên cố, chiếm 62,6%; 1.816 bán kiên cố, chiếm 25,3%; 866 phòng tạm, chiếm 12,1%.. hiện nay toàn tỉnh có 06 trường mầm non dân lập, 14 cơ sở mầm non tư thục, 01 trường THPT ngoài công lập và 226 trung tâm học tập cộng đồng, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, đa dạng của nhân dân. Nguồn nhân lực của tỉnh được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp ngoài tỉnh và tại 1 trường chính trị, 3 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh với tổng số khoảng 3.500 người mỗi năm; lực lượng công nhân kỹ thuật và lao động được đào tạo, bồi dưỡng tại 21 cơ sở dạy nghề của tỉnh với tổng số khoảng 7.000 lao động mỗi năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 33% năm 2010 lên 43,4% năm 2015 (mục tiêu 40 - 42%), trong đó đào tạo nghề là 35,6%.

Năm 2018 tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia đảm bảo an toàn, đúng quy chế, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 97,68%. Hoàn thành các thủ tục đầu tư và khởi công các công trình thuộc Chuwong trình kiên cố hoá trường lớp học mầm non, tiể hoạc tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017 – 2020. Công nhận thêm 20 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn đến hết năm 2018 lên 192 trường; sáp nhập 27 cặp trường tiểu học và trung học cơ sở, chuyển đổi 02 trường phổ thông dân tộc bán trú, nâng tổng số trường phổ thông bán trú lên 101 trường. Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, đã huy động các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ủng hộ trên 26 tỷ đồng; tuyên truyền vận động nhân dân hiến 14.694 m2

đất để xây dựng trường lớp.

Về Y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Công tác y tế dự phòng tiếp tục được thực hiện hiệu quả, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn, không phát sinh bệnh dịch mới. Công tác khám, chữa bệnh được triển khai thực hiện tốt; các cơ sở y tế tiếp tục thực hiện tốt chuyên môn, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân, quan tâm triển khai thực hiện các kỹ thuật theo phân tuyến và nhiều kỹ thuật vượt tuyến để giảm tải cho tuyến trên và giảm chi phí cho bệnh nhân. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế toàn tỉnh hiện có 04 bệnh viện tuyến tỉnh, 10 bệnh viện đa khoa cấp huyện, 25 phòng khám đa khoa khu vực, 226 trạm y tế tại xã, phường, thị trấn. Chất lượng chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ được nâng lên, thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ y tế từ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới. Đến năm 2015, có 23 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (chiếm 10,18%); 88,0% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ; đạt tỷ lệ 8,7 bác sỹ/vạn dân, toàn tỉnh đạt tỷ lệ 25,8 giường bệnh/1vạn dân; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 85,5%.

Về hoạt động văn hoá – xã hội: Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn, tạo sân chơi, thu hút đông đảo nhân dân hưởng ứng tham gia như Lễ hội hoa anh đào xứ Lạng, tuần Văn hoá – thể thao – du lịch… góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.

Thực hiện tót công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hoá.

Công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 52% thôn, bản, khối phố đạt tiêu chuẩn văn hoá, 73% xã phường, thị trấn có sân chơi, bãi

tập thể thao.

Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được triển khai đồng bộ và có hiệu quả; tổ chức thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong các dịp lễ, tết, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa… Việc thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên kết quả thực hiện còn thấp. Các chính sách về dân tộc, tôn giáo được thực hiện kịp thời, đúng quy định; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện, không để phát sinh những vấn đề nổi cộm về tôn giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)