dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
* Về xây dựng cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Năm 2018, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện gắn với các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ban Chỉ đạo tỉnh tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo theo hướng chuyển mạnh nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các nội dung cụ thể của Chương trình cho Ban Chỉ đạo cấp huyện và cơ sở nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cơ sở, cộng đồng dân cư và người dân trong thực hiện Chương trình.
thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiều giải pháp đồng bộ, gắn với chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 28/02/2018 về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn năm 2018. Trong tháng 5/2018, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị báo cáo kinh nghiệm, cách làm hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo thực hiện sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Nhằm thu hút vốn đầu tư xây dựng CTGT thuộc chương trình nông thôn mới, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản, quyết định sau:
- Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 31/01/2018 quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020;
- Quyết định số 40/2018/QĐ-UBND ngày 05/6/2018 ban hành Quy định về cơ chế phân cấp quản lý thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; - Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 về hành Bộ tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; - Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 22/02/2018 Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2030;
- Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ngày 04/7/2018 ban hành Quy chế huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; đồng thời chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản và chủ trương “xanh hóa” tường rào trong xây dựng nông thôn mới.
- Liên ngành Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính - Sở Xây dựng - Sở Giao thông vận tải - Kho bạc Nhà nước tỉnh ban hành Hướng dẫn liên ngành số 160/HDLN- SKHĐT-STC-SXD-SGTVT-KBNN ngày 01/8/2018 về việc thực hiện cơ chế đặc thù
trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Bên cạnh đó còn có Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2016 - 2020; Chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2017-2020; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dân tộc thiểu số ít người ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020; Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020; Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2030; Danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020; Quy định về cơ chế phân cấp quản lý thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Quy chế huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Quy định một số mức chi hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ truyền thông và giảm nghèo về thông tin; hỗ trợ công tác quản lý về giảm nghèo ở cấp xã thực hiện CT MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2018 – 2020; Ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
Tỉnh cũng ban hành Danh mục đường xã đề nghị hỗ trợ năm 2017 cho 14 xã điểm và 05 xã đặc biệt khó khăn cụ thể trong bảng 2.1.
Việc lập danh mục đường xã đề nghị hỗ trợ qua các năm giúp các cơ quan quản lý và ban hành chính sách tỉnh Lạng Sơn có cái nhìn tổng quan nhất về nhu cầu đầu tư tại các địa phương trong chương trình xây dựng NTM, đồng thời, đó là căn cứ để UBND các cấp thuộc tỉnh Lạng Sơn ban hành các chính sách ưu tiên đầu tư hay mời gọi, thu hút vốn đầu tư xây dựng CTGT từ các nguồn lực trong và ngoài tỉnh.
Bảng 2.1: Danh mục đường xã đề nghị hỗ trợ năm 2017 cho 14 xã điểm và 05 xã đặc biệt khó khăn
TT Huyện: tuyến đường Chiều dài
(km)
Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ (triệu
đồng) 1 Huyện Văn Lãng:
Khun Gioong - Nà Lừa 2 1.391
2 Huyện Tràng Định:
2.1 2.2
Vằng Can - Khuổi Lài Đoàn Kết - Kéo Danh
2 1 1.533,8 575 3 Huyện Bình Gia: 3.1 3.2
Kéo Coong - Lân Khinh Vằng Mần - Khuổi Dụi 2 2,7 1.150 1.552,4 4 Huyện Bắc Sơn:
Đường vào thôn Nà Cuôn 1,8 888,5
5 Huyện Đình Lập:
ĐX 417 (Km 146 QL.31-Bản Xá) 3 1.724,9
6 Huyện Cao Lộc:
6.1 6.2
Đường Yên Thành - Kéo Khoác Đường bê tông Yên Thuỷ II - Tát Uẩn
0,246 1,233
171,1 857,6
7 Huyện Chi Lăng:
Đường Khau Tao - Khòn Nưa - Khòn Vạc 1,68 829,3
Tổng 17,659 10.673,6
(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn) * Về triển khai cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Với sự đầu tư nguồn lực của nhà nước, các cơ quan đoàn thể, sự chung tay góp sức của người dân, trong những năm qua, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua đó tạo sức bật, chuyển biến rõ nét diện mạo nông thôn miền biên ải.
Việc triển khai cơ chế, chính sách, các nội dung trong chương trình NTM được thực hiện ngay từ đầu năm và có sự giám sát của các ban, ngành. Cụ thể là phong trào ra quân đầu xuân làm giao thông, thủy lợi gắn với xây dựng NTM đã được nhiều xã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kết quả như sau:
Bảng 2.2: Tình hình triển khai chương trình nông thôn mới
Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng số xã tổ chức ra quân (xã) 198 201 202
Số ngày công huy động (công) 73.600 73.900 75.000
(Nguồn: UBND tỉnh Lạng Sơn)
Nhận xét:
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong thời gian qua, UBND tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm tới việc phát động các phong trào, tổ chức ra quân trên địa bàn các xã nhân dịp đầu năm. Số các xã tổ chức ra quân có sự tăng lên qua các năm từ 2016 đến 2018. Số ngày công huy động từ nhân dân cũng tăng từ 73.600 công năm 2016 lên 75.000 công vào năm 2018. Điều này thể hiện sự quan tâm của cấp chính quyền tỉnh Lạng Sơn và sự ủng hộ từ phía nhân dân địa phương. Việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới chính là tiền đề để UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng CTGT trong chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, năm 2018, tỉnh đã tiến hành phân bổ vốn trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh với số vốn phân bổ là 196.400 triệu đồng cho 147 danh mục công trình. Cụ thể, phân bổ cho các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2017 là 52 danh mục công trình; phân bổ cho các dự án khởi công mới năm 2018 là 77 danh mục công trình, trong đó có 19 công trình giao thông, 9 công trình thủy lợi, 3 công trình điện nông thôn, 23 công trình trường học, 9 công trình cơ sở vật chất văn hóa, 8 công trình trạm y tế và 6 công trình nước sinh hoạt. Để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng các công trình, ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh, các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình, trực tiếp tháo gỡ khó khăn phát sinh. Qua đó, các công trình đến nay cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng
(theo Báo Lạng Sơn 03/01/2019).
Để đánh giá hiệu quả của việc xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng CTGT trong chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tác giả tiến hành điều tra bằng bảng hỏi các cho đối tượng đã được xác định.
Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3: Đánh giá mức độ hiệu quả xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng CTGT thuộc chương trình XDNTM tỉnh Lạng Sơn
TT Nội dung
Mức độ đánh giá Phân tích Hiệu quả Trung
bình Không hiệu quả ĐTB Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Về hình thức, trình tự, thủ tục ban hành 75 93,75 5 6,25 - - 2,94 1 2 Sự phù hợp giữa nội dung quy hoạch với điều kiện thực hiện
60 75,0 9 11,25 11 13,75 2,61 5
3
Mức độ linh hoạt của chính sách với nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư
64 80,0 10 12,5 6 7,5 2,73 4
4
Danh mục huy động đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển chung của tỉnh
70 87,5 8 10 2 2,5 2,85 2 5 Tính khả thi của công trình cần huy động vốn đầu tư 68 85,0 9 11,25 3 3,75 2,81 3 Đánh giá chung 2,79
Nhận xét:
Kết quả điều tra cho thấy, cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng CTGT thuộc chương trình xây dựng NTM được đánh giá ở mức tốt, với ĐTB = 2,79.
Trong các nội dung khảo sát, nội dung đánh giá “về hình thức, trình tự, thủ tục ban hành” được đánh giá ở mức độ tốt nhất, với ĐTB = 2,94. Tiếp theo là nội dung “danh mục huy động đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển chung của tỉnh” với ĐTB = 2,85. Nội dung khảo sát “tính khả thi của công trình cần huy động vốn đầu tư”, “mức độ linh hoạt của chính sách với nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư”, “sự phù hợp giữa nội dung quy hoạch với điều kiện thực hiện” lần lượt xếp thứ ba, tư, năm với điểm đánh giá trung bình lần lượt là 2,81; 2,73 và 2,61.
Có thể nói, việc xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã bước đầu đạt được các thành tựu tích cực, tuy nhiên qua khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy công việc này được tiến hành thiếu tính chủ động, chưa đồng bộ giữa các xã. Ngoài ra, các công trình dự kiến thu hút đầu tư dù đã khái toán tổng mức đầu tư nhưng trong giải pháp thực hiện lại chưa xây dựng phương án thu hút vốn đầu tư, chưa dự kiến được đối tượng thu hút đầu tư.