Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 52)

Lạng Sơn là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng 55 km, phía Đông Bắc giáp đường biên giới với Quảng Tây (Trung Quốc) có chiều dài 251 km; phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh 48 km; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang 148 km; phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên 60 km; phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn 73 km. Từ trung tâm tỉnh lỵ Lạng Sơn đến Thủ đô Hà Nội chỉ có trên 154 km đường bộ, 165 km đường sắt và đến thành phố Nam Ninh, thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây - Trung Quốc) trên 200 km. Trên địa bàn tỉnh có 2 cửa khẩu quốc tế (đường bộ và đường sắt), 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ. Tỉnh Lạng Sơn nằm trên các tuyến quốc lộ quan trọng của Quốc gia như: 1A, 1B, 4A, 4B, 379,… đường xuyên Á, đường sắt liên vận quốc tế từ Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc và là đầu mối giao lưu của các tỉnh miền Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 818.725 ha. Đơn vị hành chính của tỉnh gồm 11 huyện, thành phố và 226 xã, phường, thị trấn.

Lạng Sơn có vị trí địa lý kinh tế, chính trị khá đặc biệt trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; đồng thời là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Lạng Sơn có hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ rất thuận tiện, nối liền với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Những lợi thế này tạo cho Lạng Sơn có một thị trường sôi động, phong phú, đã và đang từng bước trở thành một thị trường chung chuyển hàng hoá lớn của Việt Nam và các nước ASEAN sang thị trường Trung Quốc và ngược lại.

- Về địa hình: Lạng Sơn được coi là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị. Nhiều

chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã được cụ thể hoá bằng các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, biên giới phía Bắc, tạo động lực phát triển cho tỉnh, trong đó Quyết định 138/2008/QĐ-TT ngày 14/10/2008 thành lập và ban hành Quy chế hoạt động Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, Quyết định 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 phê duyệt Quy hoạch hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã mở ra triển vọng mới cho sự phát triển của tỉnh Lạng Sơn. Sự hình thành hành lang và vành đai kinh tế (vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ) có tính chiến lược này tạo cho Lạng Sơn một vị trí địa lý kinh tế - chính trị quan trọng như là một cầu nối, một cửa ngõ giao thương của hành lang kinh tế Bắc - Nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng tới thương mại Việt Nam - Trung Quốc (GMS) và cả Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN (ACFTA) được xây dựng theo cam kết của Chính phủ Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Tài nguyên, khoáng sản: Toàn tỉnh có 136 mỏ và điểm mỏ của nhiều loại khoáng sản, trong đó đá vôi, than nâu, quặng bôxít có trữ lượng lớn là nguồn nguyên liệu quan trọng để Lạng Sơn phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng, sản xuất điện năng...

+ Về du lịch, những điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo nên cho Lạng Sơn nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn cho con người. Lạng Sơn còn là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch, có khu du lịch Mẫu Sơn, nhiều di tích danh thắng được xếp hạng như Nhị Thanh, Tam Thanh, Thành nhà Mạc…

Lạng Sơn có nền văn hoá lâu đời với nhiều phong tục, tập quán mang đậm bản sắc dân tộc. Ngoài ra Lạng Sơn còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa khác như: Di tích khảo cổ, Cụm văn hóa Bắc Sơn; Di tích lịch sử Khu Chi Lăng; Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Di tích lưu niệm về đồng chí Hoàng Văn Thụ; Di tích lưu niệm về đồng chí Lương Văn Tri; Cụm di tích Khởi nghĩa Bắc Sơn…

Trung bình hàng năm Lạng Sơn đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch trong đó có trên 100 ngàn lượt khách quốc tế đến Lạng Sơn thăm quan, du lịch và tìm hiểu cơ hội đầu tư.

+ Thế mạnh phát triển lâm nghiệp: Với trên 80% diện tích là đồi núi, cùng với khí hậu á nhiệt đới cho phép phát triển kinh tế đồi rừng khá toàn diện, đã hình thành một số vùng tập trung về cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)