chính cho xây dựng nông thôn mới
3.2.3.1 Mục tiêu
Xác định chương trình xây dựng NTM là phục vụ cho nhân dân, vì sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nên việc tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới là một điều cần thiết. Mục tiêu là “chương trình xây dựng nông thôn mới là việc mà Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
3.2.3.2 Nội dung
Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về chương trình XDNTM là nhân tố có sức ảnh hưởng thứ hai đến quyết định tham gia đóng góp của người dân các địa phương. Để thực hiện được điều này, cần:
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận động người dân tham gia chương trình. Để làm được điều này, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền thực hiện, các tổ chức đoàn thể trực tiếp tham gia.
Đa dạng các hình thức của hoạt động tuyên truyền để phù hợp với nhiều đối tượng lứa tuổi như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình,…), phát hành các tờ rơi, đưa vào các hoạt động văn hoá văn nghệ, hoặc các hình thức khác như xây dựng thành các nội dung sinh hoạt trong các câu lạc bộ, tổ chức các cuộc thi về nội dung XDNTM…
Thực hiện các biện pháp thi đua, tôn vinh, khen thưởng đối với các điển hình tốt trong XDNTM để tạo ra phong trào tự vận động phát triển trong cộng đồng dân cư nông thôn.
Thứ hai, tập trung chỉ đạo ưu tiên hoàn thành các công trình mang tính cộng đồng. Trong hàng loạt các hạng mục đầu tư của chương trình XDNTM, có một số công trình thiết yếu, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người dân, đến hoạt động của các doanh nghiệp địa phương như: hệ thống đường GTNT, hệ thống điện, vấn đề quản lý rác thải, vệ sinh môi trường, trường học, thuỷ lợi, cơ sở vật chất văn hoá… Những kết quả thực hiện các hạng mục này sẽ làm cho họ thấy rõ lợi ích mà họ được hưởng và từ đó họ sẽ ý thức được vai trò của mình trong tham gia đóng góp vào chương trình XDNTM của địa phương. Ngoài ra, ở các địa phương khi có cơ sở hoạt động văn hoá tập thể, họ sẽ thường xuyên gặp nhau hơn, có thể vận động lẫn nhau tham gia vào các hoạt động của chương trình. Mặt khác, lấy ý kiến đánh giá của người dân đối với các công trình trước và sau khi thực hiện XDNTM ở mỗi địa phương. Từ đó, có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình xây dựng và nhu cầu sử dụng người dân. Đối với các công trình
này, theo kết quả khảo sát người dân ở các địa phương, các công trình hoàn thành hoặc bước đầu hoàn thành đưa vào sử dụng, có nhiều công trình được đánh giá tốt.
Thứ ba, công khai, minh bạch trong các nội dung XDNTM, đặc biệt là nội dung về huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện chương trình.
Cần công bố công khai chủ trương và kế hoạch về XDNTM của địa phương cho toàn thể nhân dân các thôn trong xã; niêm yết công khai phương án quy hoạch XDNTM cho toàn thể nhân dân; công bố công khai nội dung các hoạt động, nguồn VĐT cho từng hoạt động, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn cho XDNTM, tiến độ thực hiện các hạng mục… để nhân dân tìm hiểu, góp ý và tham gia giám sát; công bố công khai cơ chế huy động sự tham gia đóng góp, kết quả huy động sự tham gia đóng gó để nhân dân giám sát; công bố công khai tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong XDNTM như: BCĐ, tổ công tác, tiểu ban XDNTM… các cấp để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và tham gia giám sát, thiết lập đường dây nóng, hòm thư góp ý về XDNTM để nhân dân có thể tham gia tích cực vào chương trình này.
Thứ tư, công khai, minh bạch trong quá trình sử dụng các nguồn lực
Việc công khai, minh bạch quá trình sử dụng các nguồn lực sẽ tạo được lòng tin với cộng đồng và có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia đóng góp nguồn lực thực hiện. Vì vậy, trong quá trình sử dụng các nguồn lực cần thực hiện công khai theo đúng quy định và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền để nâng cao kết quả huy động nguồn lực từ cộng đồng cho chương trình.