Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 47 - 50)

Qua những bài học kinh nghiệm rút ra từ các địa phương khác, tỉnh Lạng Sơn cần học tập những kinh nghiệm thành công cũng như không thành công của những địa phương khác, cụ thể là vận dụng và phát huy những thành công, đồng thời hạn chế và khắc phục những thất bại của các địa phương khác phù hợp với điều kiện của tỉnh nhà. Qua phân tích kinh nghiệm của tỉnh lân cận, tỉnh Lạng Sơn, có thể rút ra được những bài học

Thứ nhất, nhanh chóng xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư với chất lượng cao, từng dự án cần được mô tả khái quát về nội dung, sản phẩm địa điểm, khả năng thị trường, dự kiến vốn đầu tư, thời gian triển khai dự án, để các nhà đầu tư nghiên cứu các thông tin này có thể ra quyết định đầu tư.

Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Ủy ban nhân dân tỉnh nên ban hành quy chế về trình tự, thủ tục cấp phép cho đầu tư và các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép.

Thứ ba, gắn công tác vận động, xúc tiến đầu tư với chương trình dự án đối tác, địa bàn cụ thể. Tỉnh cần tổ chức tốt các hoạt động kêu gọi nhà đầu tư như hội chợ thương mại, triển lãm… để tiếp thị hình ảnh và tiềm năng của tỉnh mình. Tìm kiếm những nhà đầu tư tốt và phải chú trọng đến năng lực thực chất của các nhà đầu tư, không tham nhũng dự án phi kinh tế. Ban quản lý và các Sở, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phải có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với các nhà đầu tư tìm hiểu, chuẩn bị dự án, xem xét cấp giấy phép và triển khai. Không thu hút đầu tư bằng mọi giá, đối với những dự án có thể gây tác động với môi trường cần xem xét kỹ khi cấp phép và nếu nhận thấy dự án không tốt thì nên từ chối tiếp nhận đầu tư.

Thứ tư, Thường xuyên tổ chức các hội nghị, gặp gỡ trao đổi với các nhà đầu tư để nắm bắt những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp, từ đó tìm ra hướng khắc phục, giải quyết.

Thứ năm, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, vì nguôn nhân lực kém chất lượng đặc biệt trong những ngành cần trình độ kỹ thuật cao thì sẽ trở thành điểm yếu của tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư cũng như việc phân tích đánh giá hiệu quả của dự án.

Kết luận chương 1

Giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, cần được đi trước một bước và ưu tiên đầu tư tạo tiền đề thực hiện chương trình mục tiêu quốc qia về xây dựng nông thôn mới, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho

người dân, giảm cách biệt về mức sống, thu nhập giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo quốc phòng - an ninh phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức sống của cư dân ở nông thôn. Qua nội dung chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống lại được tổng quan về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, giới thiệu tổng quan về vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc chương trình xây dựng nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông của một số địa phương.

Chương 1 là cơ sở lý luận, kim chỉ nam cho việc phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ở chương 2.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)