Phân loại rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3 Phân loại rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng

Có nhiều cách phân loại rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng khác nhau tùy thuộc vào quan điểm quản lý khác nhau. Một số cách phân loại rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng thường gặp được mô tả dưới đây (Nguyễn Liên Hương, 2004).

Phân loại rủi ro theo bản chất có: Các rủi ro tự nhiên; Các rủi ro về công nghệ và tổ chức; Các rủi ro về tài chính, kinh tế ỏ cấp vĩ mô và vi mô; Các rủi ro về thông tin; và Các rủi ro về chính trị xã hội.

Trong dự án đầu tư xây dựng các rủi ro tự nhiên thường liên quan đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình, các nhân tố về địa chất công trình, khí tượng thủy văn là phổ biến. Các rủi ro tự nhiên đối với dự án đầu tư xây dựng xảy ra ở ba giai đoạn của quá trình đầu tư: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư (bao gồm các rủi ro liên quan đến các số liệu điều tra, thăm dò, dự báo đối với dự án không chính xác); Giai đoạn thực hiện đầu tư (các rủi ro tự nhiên có thể làm hư hỏng công trình, gián đoạn quá trình tổ chức xây dựng); Giai đoạn kết thúc, dưa công trình vào sản xuất, sử dụng

(các rủi ro tự nhiên có thể làm hư hỏng công trình, thiết bị máy móc, đổ vỡ công trình đã xây dựng xong, làm gián đoạn các khâu cung cấp, vận hành và tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, …).

Các rủi ro về công nghệ và tổ chức thể hiện ở việc chọn sai phương án công nghệ và tố chức khi xây dựng công trình (giai đoạn chuẩn bị đầu tư); Hư hỏng máy móc thiết bị do độ bền và độ tin cậy của máy móc không đảm bảo, do sử dụng máy móc và công nghệ thiếu an toàn, do phương án tổ chức xây dựng không hợp lý v.v…; (giai đoạn thực hiện đầu tư); Các sự cố do công nghệ và các thiết bị máy móc cùa công trình thiếu độ vững chắc, an toàn cần thiết; Do sai lầm của phương án tổ chức cung cấp, vận hành và tiêu thụ (giai đoạn kết thúc, đưa công trình vào sử dụng).

Các rủi ro về tài chính, kinh tế ở cấp vi mô thường liên quan đến các rủi ro trong quan hệ cung cầu – giá cả của thị trường cũng như các rủi ro về tài chính do doanh nghiệp xây dựng gây nên. Các rủi ro về tài chính, kinh tế ở cấp vĩ mô có liên quan đến sự thay đổi đường lối và chính sách của Nhà nước về phía bất lợi cho dự án (như chính sách thuế, tín dụng, giá cả, xuất nhập khẩu v.v…)

Các rủi ro về thông tin thể hiện ở tính không đầy đủ, không chính xác của các thông tin, cũng như trình độ của con người đối với việc xử lý các thông tin này.

Các rủi ro về chính trị liên quan đến các biến động về chính trị (thay đổi thể chế chính trị, đảo chính, chiến tranh v.v…) có tác động tiêu cực đến dự án đầu tư. Các rủi ro về xã hội là các sự cố bất lợi cho dự án có liên quan đến mức thu nhập và mức tiêu thụ của dân chúng, dịch bệnh, đói nghèo, khan hiếm lao động, an ninh xã hội không đảm bảo v.v…

Phân loại rủi ro theo tính chất chủ quan và khách quan: Các rủi ro khách quan

thuần tuý mà con người khó lường trước được, thường liên quan đến thiên tai, các sự cố về công nghệ và máy móc làm thiệt hại về vật chất. Để khắc phục rủi ro này người ta thường mua bảo hiểm. Các rủi ro chủ quan có liên quan đến trình độ của người

quyết định đầu tư. Rủi ro loại này luôn đứng giữa cơ hội kiếm lời và nguy cơ tổn thất. Để khắc phục rủi ro này thường phải dùng biện pháp rào cản và dự phòng.

Phân loại rủi ro theo nơi phát sinh: Có rủi ro nội bộ dự án gây ra và rủi ro bên

ngoài dự án.

Phân loại rủi ro theo tính hệ thống: Có rủi ro có tính chất hệ thống và rủi ro

không có tính chất hệ thống

Phân loại rủi ro theo phạm vi tương tác: Có rủi ro thuần tuý, rủi ro suy tính, rủi

ro bộ phận và rủi ro số đông;

Phân loại rủi ro theo môi trường tương tác: Có rủi ro do hiện tượng ngẫu nhiên,

do môi trường vật chất, do môi trường phi vật chất, rủi ro chung và rủi ro cụ thể.

Phân loại rủi ro theo mức độ khống chế: Có rủi ro có thể lường trước được và

rủi ro không lường trước được;

Phân loại rủi ro theo giai đoạn đầu tư: Có rủi ro nảy sinh ở giai đoạn chuẩn bị

đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa công trình vào và sử dụng.

Gajewska và Ropel (2011) đã tổng hợp các nhóm rủi ro trong quản trị dự án đầu tư xây dựng như trong Bảng 1.1.

Bảng 1. 1 Nhóm rủi ro trong quản trị dự án đầu tư xây dựng

Nhóm Rủi ro Tiền Tài chính Kinh tế Đầu tư Chính trị Luật pháp Thể chế chính trị

Nhóm Rủi ro Điểu kiện thời tiết

Kỹ thuật Kỹ thuật Dự án Hợp đồng, khách hàng Mục tiêu của dự án Kế hoạch, lịch trình Xây dựng Thiết kế Chất lượng Hoạt động Tổ chức Con người

Người lao động, các bên liên quan Yếu tố con người

Văn hóa

Thị trường Thị trường

An toàn An toàn

An ninh, tội phạm

Nguyên vật liệu Tài nguyên

Logistics (Hậu cần)

(Nguồn: Gajewska và Ropel, 2011)

Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu về khối lượng bao gồm: Biện pháp thi công có làm thay đổi khối lượng so với thực tế; Bảng tính khối lượng của nhà thầu chưa đầy đủ, chi tiết; Dự toán viên không có trình độ, kinh nghiệm, tính cẩn thận khi tính toán khối lượng; Công nghệ thi công cao khó thực hiện làm tăng khối lượng do sửa lỗi; Việc giám sát quản lý khối lượng thi công không tốt; Dự toán được chủ đầu tư phê duyệt có nhiều sai sót về tính toán khối lượng; Chủ đầu tư không tiến hành nghiệm thu về khối lượng đầy đủ và kịp thời; Chủ đầu tư yêu cầu phát sinh khối lượng như làm thêm công việc, thay đổi thiết kế, v.v…

Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu về chi phí, gồm: Có sai sót trong xác định tổng mức đầu tư; Cơ chế của chủ đầu tư không thông suốt; Đơn giá thương thảo giữa chủ đầu tư và nhà thầu chưa rõ ràng và cụ thể; Điều khoản thanh toán phức tạp hoặc không rõ ràng; Cơ chế tài chính của nhà thầu không thông suốt; Nhà thầu không kiểm soát tốt quá trình thanh toán cho các nhà cung cấp; Đơn giá thương thảo giữa nhà thầu và nhà cung cấp chưa rõ ràng và cụ thể; Chậm trễ thanh toán do ngân hàng.

Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu về an toàn lao động là: Biện pháp an toàn lao động của nhà thầu không đầy đủ hoặc không hiệu quả; Máy móc, thiết bị nhà thầu sử dụng cho công trường dự án không đảm bảo chất lượng; Nhà thầu không tổ chức tập huấn, tập huấn không hiệu quả về an toàn lao động; Công nhân chưa tuân thủ tốt các quy định về an toàn lao động; Yêu cầu an toàn lao động từ phía chủ đầu tư cao; Yêu cầu an toàn lao động từ cơ quan quản lý nhà nước khắt khe và phức tạp; Cộng đồng xung quanh dự án có yêu cầu cao về an toàn lao động; Thiếu các quy định về an toàn lao động; Các văn bản xử lý vi phạm an toàn lao động không đầy đủ hoặc đủ sức răn đe; Nhà thầu chưa tuân thủ tốt các quy định về an toàn lao động, bảo hiểm.

Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu về hợp đồng: Hình thức hợp đồng chưa phù hợp với loại hình dự án; Tạm ứng hợp đồng quá cao hoặc quá thấp; Hồ sơ thanh toán nhiều thủ tục, mất thời gian chuẩn bị và phê duyệt; Giai đoạn thanh toán chưa hợp lý với giai đoạn thi công; Quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư; Quyền hạn và trách nhiệm của tư vấn chưa rõ ràng cụ thể; Quy định về thưởng phạt hợp đồng chưa đầy đủ, chi tiết và không có tính răn đe.

Như vậy, thông qua các nghiên cứu của các tác giả đi trước, có thể tổng hợp các rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công như sau:

(a) Nhóm yếu tố rủi ro Chủ đầu tư: Dự án phê duyệt không phù hợp; Nguồn vốn phân bổ không đủ và không kịp thời; Năng lực của Ban quản lý; Thiếu trách nhiệm trong quản lý.

(b) Nhóm yếu tố rủi ro Tư vấn xây dựng: Hồ sơ thiết kế sai sót; Hồ sơ khảo sát thiết kế sai sót; Tư vấn giám sát thiếu năng lực; Công tác đấu thầu chưa chuyên nghiệp.

(c) Nhóm yếu tố rủi ro Nhà thầu thi công: An toàn lao động nơi công trình thi công; Chậm tiến độ thi công; Máy móc, thiết bị thiếu; Thiếu trách nhiệm trong thi công công trình.

(d) Nhóm yếu tố rủi ro thầu phụ, nhà cung ứng: Hủy hợp đồng; Chậm trễ cung ứng vật tư; Lao động có tay nghề kém; Cung ứng nguyên vật liệu kém chất lượng.

(e) Nhóm yếu tố rủi ro Cộng đồng địa phương: Đóng góp của cộng đồng; Phản ứng tiêu cực của cộng đồng; Biến động kinh tế; Điều kiện tự nhiên.

(g) Nhóm yếu tố rủi ro Hệ thống văn bản của Nhà nước: Quy định về chất lượng công trình; Quy định về môi trường; Quy định về an toàn lao động; Quy định khác.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 luận văn đã nêu lên những vấn đề nền tảng như tổng quan về dự án đầu tư xây dựng như khái niệm, đặc điểm và phân loại dự án đầu tư xây dựng. Trong chương 1, tác giả cũng đề cập đến những nội dung cơ bản về rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng cũng như cách phân loại rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng.

Như vậy trong chương 1 luận văn đã trình bày lý luận tổng quan về nội dung rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng để làm cơ sở cho chương 2 đánh giá thực trạng rủi ro các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chương 2 của luận văn trình bày thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức thông qua việc khảo sát, thu thập và phân tích số liệu. Đây là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 35)