8. Cấu trúc luận văn
3.2.1 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Chủ đầu tư
Để giảm thiểu việc phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng không phù hợp, điều đầu tiên là cần tránh tư tưởng “chạy đua thành tích” giữa các đơn vị hành chính với nhau. Các phòng, ban tham mưu cho UBND huyện Châu Đức cần xác định mục tiêu “Chất lượng hơn số lượng”, nghĩa là thay vì coi trọng số lượng dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt hay đưa vào thi công hàng năm thì cần chú trọng vào việc báo cáo số lượng dự án đã hoàn thành đúng và đủ các hạng mục như thiết kế với mức chi phí chênh lệch cho phép. Mặt khác, đối với các dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thì chủ đầu tư cũng cần tiến hành các bước đánh giá tiếp theo để biết được dự án có đạt được mục tiêu kinh tế hay xã hội như đã đề ra hay không. Kết quả đánh giá này sẽ làm cơ sở để tham khảo trước khi đề xuất hay phê duyệt các dự án tương tự trong tương lai.
Mặt khác, với các dự án đầu tư xây dựng được thực hiện với mục đích phục vụ cho sinh hoạt của người dân thì UBND huyện Châu Đức và chủ đầu tư cần khảo sát một cách cẩn thận nhu cầu của dân cư địa phương, đặc điểm dân cư tại địa phương đó cũng như hiệu quả dự kiến đạt được. Ngoài ra, đối với các dự án đòi hỏi phải di dời thì cần lập phương án tái định cư phù hợp. Phương án “tái định cư” không chỉ là để dân cư có đất, có nhà để sinh sống mà cần tính đến cả việc đảm bảo thu nhập của người dân. Nếu không làm tốt những điều này, thì cho dù dự án đã hoàn thành đúng kế hoạch nhưng lại ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư, đồng thời cũng là tiền đề cho nhóm rủi ro cộng đồng địa phương.
Tiếp theo là giảm thiểu tình trạng nguồn vốn phân bổ không đủ và không kịp thời. Như đã phân tích ở chương 2, nguyên nhân đầu tiên của việc phân bổ nguồn vốn không đủ và không kịp thời là do việc phê duyệt các dự án không phù hợp. Việc đề xuất và phê duyệt một cách ồ ạt các dự án khiến cho nguồn vốn bị dàn trải và không kịp giải ngân. Do đó, UBND huyện Châu Đức cần xác định rõ những dự án trọng tâm cần thực hiện ngay trong từng giai đoạn để có kế hoạch phân bổ nguồn vốn hợp lý. Song song với đó, trong bản thuyết minh dự án đầu tư, việc xác định nguồn vốn cần bổ sung trong từng giai đoạn cần dựa vào các dữ liệu trong quá khứ (ví dụ như thời
gian để nhận được nguồn vốn bổ sung cho các dự án đầu tư xây dựng tương tự trung bình là bao lâu), cùng với việc tổng hợp những dữ liệu ở thời điểm lập dự án như tỷ lệ vốn ngân sách tỉnh và huyện được phân bổ như thế nào hoặc cùng thời điểm có bao nhiêu dự án đã và đang chờ được phê duyệt. Đặc biệt chủ đầu tư cần có phương pháp dự báo hợp lý để có những tính toán chính xác về những khoản chi phí của dự án, tránh trường hợp nguồn vốn được cấp đã sử dụng hết nhưng dự án vẫn chưa hoàn thành. Điều này phụ thuộc vào khả năng của đơn vị tư vấn xây dựng sẽ được tác giả phân tích trong nội dung sau.
Đối với những dự án có sử dụng nguồn vốn huy động từ các đơn vị, tổ chức bên ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì cần lưu ý đến vấn đề “chu kỳ kinh doanh”, nghĩa là mỗi doanh nghiệp sẽ có thời điểm kinh doanh tốt và cũng có thời điểm kinh doanh tốt. Trở lại ví dụ về dự án “Hạ tầng Khu Tái định cư và giao đất ở mới tại xã Đá Bạc” được phân tích ở chương 2, có thể thấy do công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ (06 tháng) nên “thời điểm vàng” để nhận vốn hỗ trợ của doanh nghiệp đã qua, do đó dự án buộc phải tiếp tục chờ nguồn vốn bổ sung thêm 06 tháng. Do vậy, để tránh lâm vào hoàn cảnh bị động, dự án ngừng thi công do chờ đợi vốn thì chủ đầu tư cần tìm hiểu rõ tính “mùa vụ” trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để có thể đưa ra các mốc thời gian thực hiện dự án phù hợp hơn (ví dụ: Trong công tác di dời giải phóng mặt bằng cần có một khoảng thời gian dự phòng trước khi thực hiện những hoạt động tiếp theo). Bên cạnh đó, khi huy động vốn, chủ đầu tư cũng như UBND huyện cố gắng đàm phán, thỏa thuận với doanh nghiệp để có thể nhận trước một phần vốn, tránh việc dự án phải dừng thi công hoàn toàn vì không còn vốn.
Năng lực của Ban quản lý là yếu tố quyết định cho sự thành công hay thất bại của các dự án đầu tư xây dựng nói chung. UBND huyện Châu Đức cần tập trung thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các đơn vị quản lý những dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao gồm 3 nội dung chính: Tuyển dụng, bố trí nhân sự và đào tạo
nguồn nhân lực. Cụ thể như sau:
Về tuyển dụng, cần có cơ chế tuyển dụng thu hút sinh viên giỏi chuyên ngành về xây dựng, tài chính kế toán, quản lý dự án, v.v… hoặc những chuyên gia đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Quy trình tuyển dụng cần tiến hành một cách công khai và công bằng. Về yêu cầu chuyên môn, cần nêu rõ tiêu chuẩn đối với từng chức danh cụ thể, ví dụ cán bộ quản lý dự án xây dựng phải có đầy đủ chứng chỉ hành nghề theo quy định.
Về bố trí nhân sự, tùy thuộc vào tính chất của từng dự án và năng lực chuyên môn của từng cá nhân mà tổ chức phân công công việc một cách hợp lý. Trách nhiệm của từng tổ chuyên môn làm công tác tổ chức và quản lý cần được phân công rõ ràng, thống nhất trong chỉ đạo và hướng dẫn, không để xảy ra tình trạng chồng chéo gây khó khăn cho từng tổ chuyên môn. Mặt khác, việc phân công trách nhiệm trong từng tổ, từng bộ phận cũng cần thực hiện một cách công bằng, tránh tình trạng có người phải làm quá nhiều công việc trong khi số nhân sự còn lại lại không có việc để làm. Đặc biệt, trong những giai đoạn một chủ đầu tư phải thực hiện nhiều dự án cùng lúc thì cần tránh việc một người phải kiêm nhiệm đồng thời nhiều dự án phức tạp mà thay vào đó, UBND huyện có thể hỗ trợ bằng cách tạm điều chuyển những cá nhân có cùng trình độ, chức danh từ các đơn vị hành chính khác sang hỗ trợ.
Về bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, UBND huyện Châu Đức nói chung và các đơn vị được giao làm chủ đầu tư cần tạo điều kiện để nhân viên được tham gia các khóa học nhằm nâng cao trình độ chuyên ngành như: Nâng cao hiệu quả công tác lựa chọn và quản lý nhà thầu thiết kế, nâng cao chất lượng công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thi công, nâng cao chất lượng giám sát thi công, hoàn thiện khâu thanh toán và quyết toán công trình, v.v… Bên cạnh đó, cần phối hợp với các tổ chức đào tạo mở các khóa học ngoài giờ để phổ biến, cập nhật những kiến thức mới nhất liên quan đến chuyên ngành như những sửa đổi trong luật đấu thầu hay những bổ sung của Bộ xây dựng liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng công trình. Ngoài ra,
đơn vị đã và đang thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong huyện hoặc giữa các huyện với nhau để có thể trao đổi và tìm ra những giải pháp cho những vướng mắc mà đơn vị mình đang phải đối mặt.
Một vấn đề thường gặp là các đơn vị quản lý các dự án đầu tư xây dựng công hiện nay chưa thật sự tích cực trong việc tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thi công các dự án xây dựng công trình. Việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận, phòng ban có thể làm cho dự án bị kéo dài thời gian thực hiện nhiều tháng. Do đó, việc tổ chức bộ máy quản lý, phân công rõ ràng trách nhiệm như đã nói ở trên là cần thiết. Bên cạnh đó, đối với những công việc liên quan đến các thủ tục hành chính thì cần quy định rõ thời gian tối đa để thực hiện, chế tài đi kèm đối với các cá nhân, bộ phận liên quan cũng như phương án phụ nhằm giảm tình trạng một bộ hồ sơ phải chờ đợi quá lâu vì người có thẩm quyền phê duyệt “đi công tác”.