8. Cấu trúc luận văn
2.1 Tổng quan về huyện Châu Đức
Huyện Châu Đức được thành lập và hoạt đồng từ tháng 8/1994 theo Nghị định số 45/1994/NĐ-CP ngày 02/6/1994 của Chính phủ, là một huyện nông nghiệp của tỉnh, phía bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, phía nam giáp huyện Đất Đỏ và Thành phố Bà Rịa, phía tây giáp huyện Tân Thành, phía đông giáp huyện Xuyên Mộc. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 42.456,61 ha, toàn huyện đến nay có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn Ngãi Giao. Dân số trung bình của huyện hiện nay là 153.168 người, lao động trong độ tuổi là 110.218 người, lao động có việc làm 89.691 người chiếm 81,37% so với lao động trong độ tuổi.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện hiện nay là: nông nghiệp 12,35%; Công nghiệp - xây dựng 48,782% và Thương mại - dịch vụ 38,864%.
Tổng diện tích của huyện là 42.456,61 ha; trong đó: Đất thuộc đối tượng được cấp giấy chứng nhận là 36.669,68 ha (bao gồm đất của cá nhân, hộ gia đình là 25.846,27 ha và đất của tổ chức là 10.823,41ha); Đất không thuộc đối tượng cấp Giấy chứng nhận là 5.786,93 ha. Thời gian qua, huyện đã tập trung thực hiện công tác đo đạc bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện; kết quả: So với năm 1994 khi thành lập huyện chỉ có 18.281 ha/42.456,61 ha đất được đo đạc lập bản đồ địa chính, chiếm tỷ lệ 43,05% và diện tích cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là 5,63 ha, chiếm tỷ lệ 0,15%; Cho đến nay, diện tích đất đã được cấp Giấy CNQSDĐ là: 34.937,85 ha/36.669,68 ha, đạt tỷ lệ 95,34%.
Về kết cấu hạ tầng, Châu Đức đã triển khai đồng bộ quy hoạch xây dựng đô thị cũng như nông thôn. Công tác quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn được phê duyệt chính là tiền đề cho quá trình đầu tư và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Đến nay huyện Châu Đức đã đầu tư gần như hoàn chỉnh trụ sở cơ quan, ban ngành từ cấp huyện đến cấp xã, hệ thống chợ, trường học, trạm y tế, trung tâm văn hóa, v.v… thường xuyên được quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo sửa chữa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về tinh thần và vật chất cho nhân dân tại huyện. Hạ tầng phục vụ nông nghiệp như: Thủy lợi, giao thông nội đồng đã được quan tâm đầu tư phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương; cụ thể như các công trình thủy lợi: hồ chứa nước Đá Đen, hồ Sông Ray, hồ Tầm Bó v.v… với tổng công suất thiết kế khoảng 210 triệu m3 nước và hệ thống kênh chính Sông Ray, kênh chính hồ Tầm Bó, kênh chính hồ Suối Giàu, đập Sông Xoài. Hệ thống nước sạch nông thôn được đầu tư đồng hộ, đã đầu tư xây dựng mới hệ thống cấp nước sạch, phục vụ cấp nước cho 100% xã, thị trấn.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện, nhiều công trình thủy lợi đầu mối quan trọng được xây dựng và đưa vào khai thác có hiệu quả như: Hồ Sông Ray, hồ Đá Đen, hồ Kim Long, hồ Tầm Bó, hồ Gia Hoét, hồ Đá Bàng… Đến nay, hệ thống giao thông nội vùng của Châu Đức khá hoàn chỉnh, 100% tuyến đường huyết mạch kết nối huyện với các địa phương khác và đường liên xã được thảm nhựa; hơn 90% đường liên thôn, ấp và tuyến hẻm, giao thông nội đồng đã kiên cố, bê tông hóa. Tổng chiều dài đường giao thông trên địa bàn hiện khoảng 903km, tăng 233% so với năm đầu mới thành lập.
Nhìn chung, huyện Châu Đức vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ cho cộng đồng không ngừng tăng lên. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo của huyện cần chú trọng công tác nhận
người dân, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước.
Hình 2. 1 Bản đồ hành chính huyện Châu Đức
(Nguồn: http://chauduc.baria-vungtau.gov.vn/ban-do-hanh-chinh) 2.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức
2.2.1 Quy trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức Châu Đức
Quy trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức tuân thủ theo quy định của Luật Xây dựng 2014, trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng (Hình 2.2).
Hình 2. 2 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng
(Nguồn: Điều 50 Luật Xây dựng 2014)
Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng
Các nội dung dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị bao gồm: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng; Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
Để xin chủ trương đầu tư cần tiến hành nghiên cứu quy mô, thị trường, tìm kiếm nguồn đất, thông tin về thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất, lên phương án đầu tư và thỏa thuận địa điểm thực hiện quy hoạch dự án. Sau đó tiến hành xin chủ trương đầu tư và phải có văn bản chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh, thành phố.
Tiếp theo, dự án đầu tư xây dựng cần được phê duyệt quy hoạch. Quy trình được chấp nhận quy hoạch dự án đầu tư xây dựng được thể hiện ở Hình 2.3.
Hình 2. 3 Quy trình quy hoạch dự án đầu tư xây dựng
(Nguồn: Điều 50 Luật Xây dựng 2014)
Sau khi hoàn thành xin chủ trương và quy hoạch dự án chi tiết, việc cần làm tiếp theo là giao đất, cho thuê đất và giải phóng mặt bằng đất nền dự án theo thứ tự: Lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất; Chấp nhận địa điểm đầu tư; Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Thu hồi đất; Thành lập hội đồng bồi thường của dự án; Lên phương án bồi thường và bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Giai đoạn này bao gồm các nội dung: a) Bàn giao, chuẩn bị mặt bằng dự án; b) Khảo sát, đầu tư xây dựng; c) Thiết kế xây dựng; và d) Thi công xây dựng công trình.
thuê đất, cần ký hợp đồng thuê đất hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (như đóng tiền sử dụng đất, phí trước bạ, tiền thuê đất); Và nhận bàn giao đất trên bản đồ và thực địa. Sau đó, chủ đầu tư sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cuối cùng là cần tiến hành việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); Thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi).
Ở nội dung khảo sát, đầu tư xây dựng có thể chia 2 giai đoạn: Khảo sát sơ bộ phục vụ lập báo cáo đầu tư và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế. Các công việc cần làm là: Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng; Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; Thực hiện khảo sát xây dựng; Giám sát công tác khảo sát xây dựng; Khảo sát bổ sung (nếu có); Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng; Và Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.
Thiết kế xây dựng bao gồm các bước: Thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có).
Giai đoạn thi công xây dựng công trình gồm: Chọn nhà thầu thi công, giám sát; Tiến hành thi công, trong quá trình thi công có thể xin điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với thực tế; Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành và bàn giao công trình hoàn thành, vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.
Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng và đưa vào sử dụng
Nội dung cơ bản của một dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn kết thúc gồm có các công việc cần thực hiện sau: Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng; Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng; Giám sát, đánh giá dự án đầu tư
xây dựng; Cấp giấy phép hoạt động (Mở ngành, nghề …; Cho phép hoạt động; Chứng nhận đủ điều kiện; Chứng nhận quyền sở hữu công trình/sở hữu nhà ở; Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng; và Đăng kiểm chất lượng quốc tế).
2.2.2 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức
Căn cứ vào quy định của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị được UBND huyện Châu Đức giao làm chủ đầu tư căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án phù hợp. Các mô hình quản lý cụ thể như sau:
2.2.2.1 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án. (Hình 2.4)
Hình 2. 4 Sơ đồ mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả )
Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể: Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự án mới; Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều
quản lý thực hiện dự án. (Hình 2.5)
Hình 2. 5 Sơ đồ mô hình Ban quản lý dự án
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả )
2.2.2.2 Mô hình chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án
Mô hình này được áp dụng đối với dự án quy mô có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợp đồng thuê một pháp nhân khác làm tư vấn quản lý dự án. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải cử cán bộ phụ trách, đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và quản lý việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
2.3 Thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện
Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.3.1 Kết quả nghiên cứu dữ liệu thứ cấp
2.3.1.1 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng giai đoạn 2016 - 2018
Bảng 2. 1 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công giai đoạn 2016 – 2018
(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Châu Đức)
Nhìn chung số lượng các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức giai đoạn 2016 – 2018 giảm qua các năm cả về số lượng dự án sử dụng ngân sách Tỉnh và ngân sách Huyện. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, nguồn vốn xây dựng cơ bản cho Tỉnh phân cấp cho Huyện quản lý hàng năm còn hạn chế. Tuy nhiên, ngoài nguồn vốn ngân sách tập trung, nguồn vốn thực hiện chương trình nông thôn mới, nguồn vốn hỗ trợ thực hiện chương trình 135 giai đoạn III thì Huyện đã chủ động tập trung huy động các nguồn vốn khác nhằm thực hiện một số công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương như: Nguồn vốn tín dụng đầu tư thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, giá trị 15 tỷ đồng; Cải tạo – xây dựng mới hoàn chỉnh các trụ sở thôn (giai đoạn 2, giai đoạn 3) giá trị 39,2 tỷ đồng và Nguồn vốn sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn, nội đồng trên địa bàn huyện giá trị 29,5 tỷ đồng.
2.3.1.2 Kết quả thực hiện các công trình đầu tư công theo lĩnh vực giai đoạn 2018 - 2020
Bảng 2. 2 Kết quả thực hiện các công trình công theo lĩnh vực giai đoạn 2018 – 2020
(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Châu Đức)
Có thể thấy trong giai đoạn 2018 – 2020 nói riêng và các giai đoạn khác nói chung, UBND huyện Châu Đức luôn chú trọng đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng trong huyện ở tất cả các lĩnh vực. Cụ thể: a) Nông nghiệp: thực hiện các công trình kiên cố hóa kênh mương; nâng cấp, cải tạo đường nội đồng); b) Điện – Công nghiệp: Thực hiện các công trình như lắp đặt đèn chiếu sáng công cộng; Cải tạo và nâng cấp hệ thống truyền thanh; c) Giao thông vận tải: Thực hiện các công trình liên quan đến việc duy tu, bảo dưỡng hay cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông trong huyện; d) Thương mại dịch vụ: Thực hiện các công trình cải tạo, sửa chữa chợ hoặc trung tâm thương mại; e) Giáo dục và đào tạo: Thực hiện các công trình cải tạo, chống xuống cấp các trường học hoặc xây dựng khu bán trú cho các trường; e) Văn hóa – xã hội, Y tế: Thực hiện các công trình cải tạo, sửa chữa các trạm y tế trên địa bàn huyện hoặc xây mới các trung tâm văn hóa; f) Quản lý Nhà nước, Quốc phòng, An ninh: Thực hiện các công trình sửa chữa trụ sở UBND các xã hoặc các cơ sở như Tòa án nhân dân huyện Châu Đức, Ban chỉ huy quân sự huyện, …
Tỷ lệ đầu tư công về xây dựng cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện Châu Đức được thể hiện ở Hình 2.6
Hình 2. 6 Tỷ lệ đầu tư công về xây dựng cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện Châu Đức
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả )
2.3.2 Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp 2.3.2.1 Quy trình nghiên cứu 2.3.2.1 Quy trình nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài này đã hệ thống lý thuyết, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó để hình thành mô hình nghiên cứu tại huyện Châu Đức. Để xác định chắc chắn về các biến được đưa vào mô hình và nhằm lý giải rõ hơn kết quả khảo sát, nghiên cứu đã thực hiện quy trình nghiên cứu gồm 4 bước:
Bước 1: Nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm và hiệu chỉnh thang đo Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức Bước 4: Kết luận
Hình 2. 7 Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
2.3.2.2 Thông tin về đối tượng khảo sát
Mẫu nghiên cứu thông qua điều tra khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của cán bộ đã và đang tham gia quản lý tại UBND Huyện Châu Đức, Ban Quản lý dự án, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và các chủ thể khác đã và đang là chủ đầu tư của các công trình xây dựng trên địa bàn huyện. Kết quả thu về 130 bảng. Thông tin mẫu khảo sát được thể hiện ở Bảng 2.
Về giới tính: Mẫu khảo sát có 85 người là nam giới (chiếm tỷ lệ 65,4%) và 45 người là nữ giới (chiếm tỷ lệ 34,6%).
Về độ tuổi: Đa số người được khảo sát có độ tuổi nằm trong khoảng 31 tới 40 tuổi, cụ thể là 65 người chiếm tỷ lệ tương ứng 50%; kế đến là từ 41 tới 50 tuổi, cụ thể là 45 người chiếm tỷ lệ 34,6%; còn nhóm trong độ tuổi từ 21 tới 30 tuổi và từ 51 tuổi