Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Hệ thống văn bản Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 88 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Hệ thống văn bản Nhà nước

Thời gian qua, hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng ngày càng được hoàn thiện, công tác quản lý đầu tư xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả đầu tư, xây dựng, chất lượng công trình xây dựng được nâng cao hơn, v.v... Tuy nhiên, số lượng thủ tục đầu tư xây dựng còn nhiều, phức tạp, thời gian thực hiện còn dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các dự án đầu tư xây dựng bị chậm tiến độ ngay từ khi mới bắt đầu. Lý do là vì một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa thống nhất. Ví dụ, liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, có sự tham gia quản lý của các Bộ sau: 1) Bộ Xây dựng là cơ quan soạn thảo và chỉ đạo, theo dõi thực hiện 4 luật gồm: Luật xây dựng, luật quy hoạch đô thị, luật kinh doanh bất động sản, luật nhà ở. 2) Bộ kế hoạch và đầu tư soạn thảo và chỉ đạo, luật đấu thầu, luật đầu tư và luật đầu tư công. 3) Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan soạn thảo luật đất đai, luật bảo vệ tài nguyên môi trường. 4) Bộ công an phụ trách luật phòng cháy chữa cháy, v.v… Như vậy, có thể thấy, điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng có tới cả chục luật. Chưa kể đến trong mỗi hoạt động của quản lý dự án đầu tư xây dựng lại có những Nghị định, Thông tư hướng dẫn riêng. Ví dụ như trong quản lý hoạt động đấu thầu, ngoài luật đấu thầu còn có Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số

tư quy định việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu; Quy định chi tiết lập hồ sơ quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dịch vụ tư vấn, v.v… của Bộ kế hoạch đầu tư. Hoặc như trong hoạt động quản lý hợp đồng xây dựng phải tuân thủ theo luật thương mại; Bộ luật dân sự; Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn về hợp đồng xây dựng; Thông tư 07/2016/BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng; Thông tư 08/2016/BXD hướng dẫn về hợp đồng tư vấn xây dựng; Thông tư 09/2016/BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình của Bộ xây dựng. Vậy là trong cùng một nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện đầy đủ yêu cầu của các cấp, các Bộ. Cùng một vấn đề nhưng giữa luật nọ và luật kia có sự khác biệt trong quy định dẫn tới nhiều khó khăn cho các đơn vị thực thi. Bất kỳ thay đổi nào trong một văn bản của một Bộ đều có thể dẫn đến kết quả là tốn kém thời gian và chi phí để thực hiện, thậm chí có những vấn đề không thể giải quyết được vì dù đáp ứng được yêu cầu của hướng dẫn này lại mâu thuẫn với quy định của Thông tư kia. Trong khi đó, công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc điều chỉnh và tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng chưa chặt chẽ, kịp thời.

Để tránh việc không đáp ứng được các quy định của Nhà nước về các nội dung liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng, các bên liên quan không còn cách nào khác là phải nắm rõ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Những cá nhân và tổ chức trực tiếp liên quan đến dự án cần xác định rõ quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, tại mỗi bước cần làm những thủ tục gì và xin giấy phép của ai để có thể rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý dự án phải thường xuyên theo dõi, cập nhật những thay đổi mới nhất trong các văn bản, quy định và kịp thời có những phản hồi, đóng góp để cơ quan quản lý các cấp, các ngành của Nhà nước có thể điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 88 - 89)