Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Tư vấn xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 75 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Tư vấn xây dựng

Những nội dung liên quan đến việc giảm thiểu rủi ro nhóm tư vấn xây dựng bao gồm: Giảm tình trạng hồ sơ khảo sát thiết kế và hồ sơ thiết kế sai sót; Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn giám sát và chuyên nghiệp hóa công tác đấu thầu.

Thứ nhất là giảm tình trạng sai sót trong khâu khảo sát và thiết kế. Đầu tiên là cần lựa chọn đơn vị tư vấn có kinh nghiệm qua những dự án đã được họ thực hiện trước đó bằng phương pháp đánh giá chấm điểm công khai, minh bạch, loại trừ các tư vấn yếu kém; Xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra, giám sát chất lượng công việc của nhà thầu tư vấn. Sau đó, yêu cầu các bộ phận kỹ thuật tiến hành thị sát tuyến, nghiên cứu kỹ địa hình, địa mạo khu vực để lập đề cương khảo sát chi tiết, đầy đủ các yếu tố, phục vụ cho công tác thiết kế. Chủ đầu tư và Ban quản lý cần tăng cường công tác giám sát khảo sát, yêu cầu các bộ phận kỹ thuật khi kiểm tra, nghiệm thu khảo sát phải rà soát kỹ hồ sơ khảo sát và thực tế hiện trường. Trường hợp cần thiết, yêu cầu tư vấn khảo sát đo đạc kiểm tra lại để đảm bảo chất lượng hồ sơ khảo sát. Để đảm bảo chất lượng và tiến độ, chủ đầu tư cần phải tổ chức giao ban với đơn vị tư

vấn, đồng thời cử cán bộ trực tiếp qua trụ sở các đơn vị tư vấn phối hợp nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thiết kế hợp lý. Trong các hợp đồng tư vấn cần đưa vào các điều khoản cụ thể để yêu cầu tư vấn phải bố trí các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực hiện và có chế tài xử phạt nếu thiết kế không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát thiết kế, chủ đầu tư cần hỗ trợ đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế công trình trong việc phối hợp tốt với chính quyền địa phương để xác định chính xác, đầy đủ vị trí xây dựng công trình. Đồng thời, để nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, chủ đầu tư cần lựa chọn các đơn vị thẩm tra có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín. Hợp đồng thẩm tra cần quy định rõ yêu cầu về trách nhiệm cuả tư vấn thẩm tra, các điều khoản về xử lý vi phạm chất lượng, bồi thường thiệt hại khi kết quả thẩm tra không phù hợp hoặc không phát hiện sai sót gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Công tác tư vấn giám sát là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng; Công trình có bảo đảm chất lượng hay không phụ thuộc nhiều vào đội ngũ tư vấn giám sát. Họ thay mặt chủ đầu tư để giám sát thi công, chấp nhận khối lượng, chất lượng, biện pháp thi công của nhà thầu, thay mặt chủ đầu tư đề xuất, quyết định việc xử lý kỹ thuật ở hiện trường. Những dự án có chất lượng cao, thi công an toàn đều là những dự án tư vấn giám sát làm tròn bổn phận, chức trách của mình. Quan trọng là vậy, song thực tế chất lượng công tác tư vấn giám sát chưa cao và bộc lộ khá nhiều hạn chế. Năng lực của các đơn vị tư vấn giám sát tại một số công trình chưa đáp ứng yêu cầu của dự án, yếu về chất lượng và thiếu về số lượng, không đủ để giám sát các hoạt động trên công trường. Nhiều công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao nhưng đơn vị tư vấn giám sát lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện. Đó là chưa kể tại một số công trình, đơn vị tư vấn giám sát thiếu tính khách quan và độc lập trong quá trình thực hiện, dễ dãi chấp thuận việc đưa vật liệu, thiết bị không đạt yêu cầu vài công trường làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn giám sát, UBND huyện Châu Đức nói chung và các chủ đầu tư nói riêng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn các đơn vị giám sát. Trong hợp

của đơn vị giám sát. Ngoài việc tuân thủ các quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình của Nhà nước, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn có thể căn cứ vào từng loại dự án đầu tư xây dựng có thể xác định cơ cấu nhân lực tư vấn giám sát tương ứng, theo đó xác định được phạm vi công việc theo các lĩnh vực chuyên môn tương ứng. Bảng 3.2 là một ví dụ cho việc xác định trình độ chuyên môn tối thiểu của nhân lực tư vấn giám sát tương ứng theo các dự án đầu tư xây dựng loại A, loại B và loại C.

Bảng 3. 2 Trình độ chuyên môn tối thiểu của nhân lực tư vấn giám sát

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Kinh nghiệm của cán bộ tư vấn giám sát tham gia các dự án đầu tư xây dựng cũng được quy định rõ trong các văn bản pháp luật liên quan đến ngành xây dựng. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tính chất và đặc thù của dự án mà chủ đầu tư và đơn vị tư vấn có thể thỏa thuận và đưa yêu cầu về kinh nghiệm làm việc vào trong hợp đồng tư vấn. Ví dụ yêu cầu về kinh nghiệm làm việc của đội ngũ tư vấn giám sát được thể hiện trong Bảng 3.3.

Khi có quy định rõ ràng các điều kiện về trình độ chuyên môn cũng như thâm niên kinh nghiệm, những cán bộ được giao nhiệm vụ tư vấn giám sát các công trình sẽ phải cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh năng lực của mình cùng với thông tin

người tham khảo để chủ đầu tư có thể kiểm chứng. Nhờ đó sẽ giảm thiểu được những rủi ro bắt nguồn từ năng lực yếu kém của đội ngũ tư vấn giám sát.

Bảng 3. 3 Kinh nghiệm làm việc của nhân lực tư vấn giám sát

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Tư vấn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động đấu thầu. Họ là cầu nối, là người giúp chủ đầu tư xây dựng hồ sơ mời thầu nhằm lựa chọn được nhà thầu có năng lực nhất thực hiện gói thầu hoặc dự án của mình. Bên cạnh đó, tư vấn cũng là người giúp chủ đầu tư đánh giá, thẩm định hồ sơ thầu một cách khách quan, minh bạch. Với vai trò quan trọng như vậy, nếu như chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn thầu chưa đủ trình độ chuyên môn có thể dẫn đến hậu quả là đánh giá hồ sơ dự thầu không đúng tiêu chuẩn được phê duyệt, từ đó thay đổi kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu. Ngoài ra, nếu đơn vị tư vấn đấu thầu chưa đủ chuyên nghiệp, chưa am hiểu về kỹ thuật, công nghệ cũng như thiếu kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn của mình có thể dẫn đến một số dự án chậm tiến độ, hoặc không đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo an toàn thi công, phòng- chống cháy nổ, v.v… do hồ sơ mời thầu của tư vấn xây dựng không đề cập đến vấn đề này. Do đó, để lựa chọn được đơn vị tư vấn đấu thầu uy tín, đảm bảo uy tín, chủ đầu tư cần cẩn trọng trong việc kiểm tra năng lực của đơn vị tư

am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm mới có thể hỗ trợ được cho chủ đầu tư đạt được mục tiêu với chất lượng cao nhất. Đặc biệt, chủ đầu tư cần xét đến tiêu chí “đạo đức nghề nghiệp” của đơn vị tư vấn đấu thầu xây dựng, tránh tình trạng không khách quan, không độc lập, dẫn đến việc đấu thầu hình thức, làm ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 75 - 79)