Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 45 - 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2 Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp

2.3.2.1 Quy trình nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài này đã hệ thống lý thuyết, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó để hình thành mô hình nghiên cứu tại huyện Châu Đức. Để xác định chắc chắn về các biến được đưa vào mô hình và nhằm lý giải rõ hơn kết quả khảo sát, nghiên cứu đã thực hiện quy trình nghiên cứu gồm 4 bước:

Bước 1: Nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm và hiệu chỉnh thang đo Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức Bước 4: Kết luận

Hình 2. 7 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

2.3.2.2 Thông tin về đối tượng khảo sát

Mẫu nghiên cứu thông qua điều tra khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của cán bộ đã và đang tham gia quản lý tại UBND Huyện Châu Đức, Ban Quản lý dự án, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và các chủ thể khác đã và đang là chủ đầu tư của các công trình xây dựng trên địa bàn huyện. Kết quả thu về 130 bảng. Thông tin mẫu khảo sát được thể hiện ở Bảng 2.

Về giới tính: Mẫu khảo sát có 85 người là nam giới (chiếm tỷ lệ 65,4%) và 45 người là nữ giới (chiếm tỷ lệ 34,6%).

Về độ tuổi: Đa số người được khảo sát có độ tuổi nằm trong khoảng 31 tới 40 tuổi, cụ thể là 65 người chiếm tỷ lệ tương ứng 50%; kế đến là từ 41 tới 50 tuổi, cụ thể là 45 người chiếm tỷ lệ 34,6%; còn nhóm trong độ tuổi từ 21 tới 30 tuổi và từ 51 tuổi trở lên đều chiếm 7,7% tương ứng với 10 người cho mỗi nhóm tuổi.

Về trình độ: Đa số người được khảo sát có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ 54,6%; trên Đại học chiếm 13,82%; còn lại là trình độ Trung cấp và Cao đẳng.

Về thời gian công tác: 50,8% số người được khảo sát có thời gian công tác từ 5 năm đến 15 năm; số người làm việc từ 15 năm đến 25 năm chiếm 30%; còn lại 11,5% và 7,7% số người được có thời gian công tác tương ứng là trên 25 năm và dưới 5 năm.

Về vị trí công tác: 4 người được khảo sát làm ở vị trí lãnh đạo (chiếm 3,1%); số người công tác ở vị trí trưởng, phó phòng là 8 người (chiếm 6,2%) và chiếm đa số là những người làm ở vị trí chuyên viên với 118 người (chiếm 90,8%).

Bảng 2. 3 Thông tin chung về đối tượng được khảo sát

Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1. Giới tính Nam 85 65,4 Nữ 45 34,6 2. Độ tuổi 21 – 30 tuổi 10 7,7 31 – 40 tuổi 65 50,0 41 – 50 tuổi 45 34,6 Trên 51 tuổi 10 7,7 3. Trình độ Trên đại học 18 13,8 Đại học 71 54,6 Cao đẳng, Trung cấp 41 31,5

Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

4. Thời gian công tác

Dưới 5 năm 10 7,7 5 – 15 năm 66 50,8 15 – 25 năm 39 30,0 Trên 25 năm 15 11,5 5. Vị trí công tác Lãnh đạo 4 3,1 Trưởng, phó phòng 8 6,2 Chuyên viên 106 90,8

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát) 2.3.2.3 Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào các nghiên cứu liên quan đến rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng đã nêu trên, đặc biệt là nghiên cứu của Trần Quang Phú (2016) về việc xác định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới tại TP. Hồ Chí Minh, cùng với kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả lựa chọn nghiên cứu các yếu tố rủi ro là: Chủ đầu tư; Tư vấn xây dựng; Nhà thầu thi công; Thầu phụ, nhà cung ứng; Cộng đồng địa phương; Hệ thống văn bản của Nhà nước . Trong đó:

Thang đo Chủ đầu tư (ký hiệu DT) bao gồm 4 biến được kí hiệu DT1, DT2, DT3, DT4 đo lường về Dự án phê duyệt không phù hợp; Nguồn vốn phân bổ không đủ và không kịp thời; Năng lực của Ban quản lý; và Thiếu trách nhiệm trong quản lý.

Thang đo Tư vấn xây dựng (ký hiệu TV) bao gồm 4 biến được kí hiệu TV1, TV2, TV3, TV4 đo lường về Hồ sơ thiết kế sai sót; Hồ sơ khảo sát thiết kế thiếu sót; Tư vấn giám sát thiếu năng lực; và Công tác đấu thầu chưa chuyên nghiệp.

Thang đo Nhà thầu thi công (ký hiệu NT) bao gồm 4 biến được kí hiệu NT1, NT2, NT3, NT4 đo lường về An toàn lao động nơi công trình thi công; Chậm tiến độ thi công; Máy móc, thiết bị thiếu; và Thiếu trách nhiệm trong thi công công trình.

Thang đo Thầu phụ, nhà cung ứng (ký hiệu TP) bao gồm 4 biến được kí hiệu TP1, TP2, TP3, TP4 đo lường về Hủy hợp đồng; Chậm trễ cung ứng vật tư; Lao động có tay nghề kém; và Cung ứng nguyên vật liệu kém chất lượng.

Thang đo Cộng đồng địa phương (ký hiệu CD) bao gồm 4 biến được kí hiệu CD1, CD2, CD3, CD4 đo lường về Đóng góp của cộng đồng; Phản ứng tiêu cực của cộng đồng; Biến động kinh tế và Điều kiện tự nhiên.

Thang đo Hệ thống văn bản của Nhà nước (ký hiệu VB) bao gồm 4 biến được kí hiệu VB1, VB2, VB3, VB4 đo lường về Quy định về chất lượng công trình; Quy định về môi trường; Quy định về an toàn lao động; và Quy định khác.

Đánh giá độ tin cậy thang đo

Thang đo trước hết sẽ được phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các biến có hệ số tương quan biến - tổng (Item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo khi có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994).

Bảng 2. 4 Kết quả nghiên cứu thông qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến Thang đo “Chủ đầu tư”: Cronbach’s Alpha = 0,685

DT1 12,02 2,201 0,424 0,647

DT2 12,16 2,028 0,507 0,594

DT3 12,20 2,084 0,459 0,625

DT4 12,25 2,001 0,481 0,611

Thang đo “Tư vấn xây dựng”: Cronbach’s Alpha = 0,827

TV1 11,45 6,327 0,599 0,806

TV2 11,42 6,075 0,684 0,767

TV3 11,61 6,039 0,652 0,782

TV4 11,55 6,234 0,677 0,771

Thang đo “Nhà thầu thi công”: Cronbach’s Alpha = 0,792

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

NT2 11,28 5,988 0,590 0,747

NT3 11,27 6,214 0,545 0,768

NT4 11,20 5,665 0,666 0,707

Thang đo “Thầu phụ, nhà cung ứng”: Cronbach’s Alpha = 0,925

TP1 10,65 3,502 0,770 0,922

TP2 10,75 3,489 0,859 0,892

TP3 10,69 3,501 0,837 0,899

TP4 10,67 3,463 0,841 0,897

Thang đo “Cộng đồng địa phương”: Cronbach’s Alpha = 0,724

CD1 11,16 4,958 0,483 0,683

CD2 11,21 4,957 0,614 0,606

CD3 11,28 5,380 0,460 0,694

CD4 11,22 5,116 0,506 0,667

Thang đo “Hệ thống văn bản của Nhà nước”: Cronbach’s Alpha = 0,864

VB1 10,97 2,774 0,744 0,814

VB2 11,00 2,930 0,639 0,857

VB3 10,98 2,852 0,732 0,820

VB4 11,05 2,687 0,741 0,816

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

Kết quả cho thấy các hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều > 0,6; Các hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của từng biến đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố nên việc loại biến là không cần thiết. 24 biến quan sát của 05 thành phần đo lường các yếu tố rủi ro đủ yêu cầu về độ tin cậy.

2.3.2.4 Kết quả đánh giá các yếu tố rủi ro

Tiếp theo, trong phần này chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn những đánh giá của các đối tượng khảo sát về từng yếu tố rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức. Kết quả được ghi nhận như sau:

Bảng 2. 5 Đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư

Biến quan sát Tỷ lệ phần trăm (%) Trung

bình

1 2 3 4 5

Dự án phê duyệt không phù hợp 10,8 59,2 30 4,19

Nguồn vốn phân bổ không đủ và không kịp thời

17,7 60,0 22,3 4,05

Năng lực của Ban quản lý 20,0 59,2 20,8 4,01

Thiếu trách nhiệm trong quản lý 23,8 56,2 20,0 3,96

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

Hình 2. 8 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Dựa trên biểu đồ ta thấy:

Mức độ đánh giá cho các tiêu chí này kể từ mức Đồng ý khá cao (xấp xỉ 60%) nên yếu tố rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng công liên quan đến Chủ đầu tư được cho là yếu tố khá phổ biến. Đặc biệt đối với yếu tố “DT1: Dự án phê duyệt không phù hợp” có đánh giá Hoàn toàn đồng ý là 30%, chứng tỏ trên địa bàn huyện Châu Đức vẫn còn tồn tại nhiều dự án không phù hợp với nhu cầu thực tế của nhân dân địa phương (ví dụ xây dựng chợ nhưng tiểu thương không thuê). Đây cũng là yếu tố được đa số người được khảo sát lựa chọn, tương ứng với Mean = 4,19. Chính yếu tố DT1

4.19 4.05 4.01 3.96 Dự án phê duyệt không phù hợp Nguồn vốn phân bổ không đủ và không kịp thời

Năng lực của Ban quản lý

Thiếu trách nhiệm trong quản lý

này đã gây ra gánh nặng không nhỏ cho nguồn ngân sách, từ đó dẫn đến rủi ro do “DT2: Nguồn vốn phân bổ không đủ và không kịp thời” với 60% đánh giá ở mức Đồng ý, tương ứng với Mean = 4,05.

Trong nhóm nhân tố Chủ đầu tư thì yếu tố “DT3: Năng lực của Ban quản lý” cũng là yếu tố được đánh giá ở mức độ rủi ro cao (với tỷ lệ người được khảo sát là 59,2% đánh giá ở mức Đồng ý), Mean = 4,01. Trình độ chuyên môn của nhân viên Ban quản lý là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư xây dựng công trình công. Những công tác trong quá trình quản lý như vận động người dân di dời để giải phóng mặt bằng hay tính toán mức đền bù nếu không làm tốt có thể kéo dài thời gian thực hiện dự án, dẫn đến việc dự án bị chậm tiến độ. Nếu Ban quản lý không đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực chuyên môn sẽ không phát hiện được những sai sót hoặc những điểm thiếu hợp lý trong các hồ sơ khảo sát cũng như hồ sơ thiết kế dự án. Việc thiếu kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, thẩm định hay giám sát dự án trong suốt quá trình thi công công trình cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến chất lượng công trình và cả sự an toàn cho người sử dụng.

Liên quan đến năng lực thì tinh thần trách nhiệm của nhóm quản lý trong việc thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công cũng được chú trọng. Yếu tố “DT4: Thiếu trách nhiệm trong quản lý” mặc dù được đánh giá ở mức Bình thường cao hơn những yếu tố còn lại trong nhóm nhân tố Chủ đầu tư nhưng phần lớn người được khảo sát vẫn Đồng ý rằng việc thiếu trách nhiệm trong quản lý có thể dẫn đến những tổn thất đối với các dự án đầu tư xây dựng công như thất thoát nguyên vật liệu hoặc chất lượng công trình không đảm bảo.

Bảng 2. 6 Đánh giá yếu tố rủi ro Tư vấn xây dựng

Biến quan sát Tỷ lệ phần trăm (%) Trung

bình

1 2 3 4 5

Hồ sơ thiết kế sai sót 10,8 23,8 30,8 34,6 3,89

Hồ sơ khảo sát thiết kế sai sót 9,2 24,6 30,8 35,4 3,92 Tư vấn giám sát thiếu năng lực 0,8 10,8 31,5 27,7 29,2 3,74 Công tác đấu thầu chưa chuyên

nghiệp 9,2 30,0 33,1 27,7 3,79

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

Hình 2. 9 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Tư vấn xây dựng

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Theo kết quả điều tra, trong mẫu nghiên cứu:

Trong nhóm nhân tố Tư vấn xây dựng, yếu tố “TV2: Hồ sơ khảo sát thiết kế sai sót” có tỷ lệ đánh giá ở mức Hoàn toàn đồng ý cao nhất (35,4%, tương ứng với 46 người trên tổng số 130 người được khảo sát), với Mean = 3,92. Những sai sót trong quá trình khảo sát thiết kế như khảo sát giá vật liệu không chính xác, từ đó dẫn đến việc lập dự toán sai và dự án bị “đội vốn”. Hoặc hồ sơ khảo sát chưa đầy đủ (như không khảo sát điều kiện địa chất nơi xây dựng hoặc kết quả khảo sát không chính

3.89

3.92

3.74

3.79

Hồ sơ thiết kế sai sót

Hồ sơ khảo sát thiết kế sai sót

Tư vấn giám sát thiếu năng lực

Công tác đấu thầu chưa chuyên

xác), dẫn đến việc sai sót trong quá trình thiết kế, dẫn đến yếu tố rủi ro thứ hai trong nhóm nhân tố này là yếu tố “TV1: Hồ sơ thiết kế sai sót”, cũng có đánh giá ở mức Hoàn toàn đồng ý cao (34,6%, tương ứng với 45 người trên tổng số 130 người được khảo sát), với Mean = 3,89. Những sai sót trong hồ sơ thiết kế có thể kể đến như: Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật, và thiết kế thi công không đầy đủ theo quy định, sai lệch về quy mô, công nghệ, công suất, cấp công trình, vốn, diện tích đất sử dụng v.v… so với quyết định đầu tư. Ví dụ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công nếu chưa chi tiết quá trình thực hiện có thể dẫn đến việc phải điều chỉnh bổ sung các hạng mục khác của dự án đầu tư xây dựng công, kết quả lại là tình trạng chi phí vượt quá mức dự toán ban đầu. Các lỗi thường gặp dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế gồm: Vị trí khảo sát, thiết kế để xây dựng công trình không phù hợp với thực tế triển khai tại hiện trường phải dịch chuyển; Vị trí xây dựng công trình dự án này trùng với vị trí xây dựng của dự án khác; Mặt bằng định vị công trình có thay đổi so với hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, v.v… Nghiêm trọng hơn, những sai sót trong khâu thiết kế như tính toán sai kích thước, bỏ qua kiểm tra điều kiện ổn định của kết cấu, sai sót về tải trọng v.v… có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như độ an toàn của các công trình xây dựng.

Yếu tố “TV4: Công tác đấu thầu chưa chuyên nghiệp” trong nhóm nhân tố Tư vấn xây dựng có Mean = 3,79 với đa số người được khảo sát đánh giá ở mức Đồng ý (43 người trên tổng số 130 người được khảo sát, tỷ lệ 33,1%). Biểu hiện của công tác đấu thầu chưa chuyên nghiệp có thể là hồ sơ mời thầu lập có sai sót dẫn tới việc lựa chọn nhà thầu không đảm bảo yêu cầu dự án làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình; Mô tả gói thầu không đầy đủ, rõ ràng dẫn đến cách hiểu không như nhau dễ dẫn đến xẩy ra tranh chấp khi thực hiện hợp đồng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này chính là do năng lực của chủ đầu tư cũng như ban quản lý (yếu tố DT3) còn hạn chế, nên thường giao phó cho tư vấn đấu thầu. Trong khi đó, đội ngũ chuyên gia về đấu thầu của các đơn vị tư vấn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về năng lực chuyên môn lẫn kinh nghiệm nên chất lượng một số cuộc thầu không đảm bảo.

Yếu tố cuối cùng là “TV3: Tư vấn giám sát thiếu năng lực”, có đánh giá nhiều nhất ở mức Bình thường, đồng thời dù ít nhưng vẫn có ý kiến đánh giá ở mức Hoàn toàn không đồng ý. Sở dĩ có sự khác biệt trong việc nhận định mức độ rủi ro đối với yếu tố này là do nhận thức cũng như cơ chế quản lý đội ngũ tư vấn giám sát của Nhà nước hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, ví dụ như việc tuyển chọn và bổ nhiệm tư vấn trưởng tại các dự án của Việt Nam hiện nay còn tùy tiện, thiếu đào tạo và chưa có tiêu chuẩn quy định.

Đánh giá yếu tố rủi ro Nhà thầu thi công

Bảng 2. 7 Đánh giá yếu tố rủi ro Nhà thầu thi công

Biến quan sát Tỷ lệ phần trăm (%) Trung

bình

1 2 3 4 5

An toàn lao động nơi công trình thi công 13,1 28,5 33,1 25,4 3,71

Chậm tiến độ thi công 9,2 39,2 20,0 31,5 3,74

Máy móc, thiết bị thiếu 11,5 30,0 30,0 28,5 3,75

Thiếu trách nhiệm trong thi công công

trình 13,8 20,0 36,2 30,0 3,82

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)

Hình 2. 10 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Nhà thầu thi công

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

3.71

3.74 3.75

3.82

An toàn lao động nơi công trình thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 45 - 61)