Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 89 - 109)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.7 Một số giải pháp khác

sau:

Thứ nhất, trước khi triển khai một dự án đầu tư xây dựng, chính quyền huyện Châu Đức cũng các đơn vị hành chính cần thống nhất những nội dung cần chuẩn bị và phổ biến ra công chúng. Tránh trường hợp khi có người dân thắc mắc về một vấn đề nào đó lại bị “đẩy” từ cơ quan này sang đến văn phòng khác, tạo tâm lý ức chế cho nhân dân. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Giải pháp được tác giả đề xuất trong trường hợp này là UBND huyện cùng các phòng ban chức năng nghiên cứu và thiết lập một quy trình làm việc, trong đó thể hiện rõ nhiệm vụ của các đơn vị trong quản lý dự án đầu tư xây dựng và mối quan hệ giữa các đơn vị với nhau. Căn cứ vào đó, chính quyền có thể phát hành sổ tay hướng dẫn và phát cho những hộ dân có liên quan đến dự án. Nhờ vào sổ tay này, người dân có thể xác định được rằng mình cần liên hệ với đơn vị nào để giải đáp thắc mắc của mình, đồng thời tránh được tình trạng chối bỏ trách nhiệm của các cấp chính quyền tại huyện. Đồng thời, đối với mỗi dự án cụ thể, UBND huyện cần phối hợp với chủ đầu tư thiết lập một đường dây nóng riêng, chỉ chuyên để tiếp nhận và phản hồi những ý kiến của cộng đồng địa phương. Giải pháp này thật sự không tốn quá nhiều chi phí nhưng đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của các cá nhân liên quan. Sự kết nối giữa chính quyền địa phương cùng nhân dân cần được thực hiện một cách triệt để và duy trì thường xuyên.

Tuy nhiên, để có thể quản lý các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng một cách hiệu quả, UBND huyện cùng các đơn vị liên quan cần nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ, cụ thể là các phần mềm quản lý. Phần mềm hỗ trợ theo dõi mọi hoạt động từ hiệu suất công việc, duy trì ngân sách đến cải thiện giao tiếp giữa các cấp của dự án. Nhờ vào phần mềm quản lý dự án xây dựng mà nhân viên có thể truy vấn thông tin, chia sẻ dữ liệu, kiểm tra ngân sách và kiểm soát tiến độ dự án. Các đơn vị thực hiện dự án phải xử lý và lưu trữ rất nhiều tệp tin, tài liệu. Thay vì quản lý những tài liệu này bằng phương pháp thủ công, lưu trữ trong tủ hồ sơ thì với việc ứng dụng phần mềm quản lý dự án xây dựng, tài liệu sẽ được xử lý tự động, sau đó lưu trữ trong

các hệ thống quản lý tài liệu. Tất cả dữ liệu của dự án được lưu trữ ở một nơi duy nhất, thành viên nhóm dự án có thể dễ dàng truy cập dữ liệu vào bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, các bản ghi chép lịch sử kiểm toán còn thể hiện ngày và thời gian tạo, sửa đổi tài liệu. Ðiều này cho phép chủ đầu tư theo dõi các tài liệu và bảo đảm thông tin không bị lợi dụng hay đánh cắp dữ liệu. Ngoài ra, bằng cách tạo báo cáo trực tiếp dựa trên cơ sở dữ liệu dự án thực tế, phần mềm quản lý dự án xây dựng giúp người quản lý xác định và giải quyết các rủi ro tiềm ẩn. Với khả năng kế toán xây dựng của mình, phần mềm quản lý dự án xây dựng giúp các bên xác định các tài liệu quan trọng như hợp đồng, thay đổi đơn hàng, tình trạng ngân sách. Ðiều này giúp giảm chi phí dự án, ngăn ngừa rủi ro phát sinh. Bên cạnh đó, tính năng này còn góp phần giảm chi phí hoạt động, cho phép truy cập vào dữ liệu tài chính theo thời gian thực, giúp công ty gia tăng lợi nhuận.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 của luận văn tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức theo 6 nhóm nhân tố chính là Chủ đầu tư; Tư vấn xây dựng; Nhà thầu thi công; Nhà thầu phụ, nhà cung ứng; Cộng đồng địa phương và Hệ thống văn bản của Nhà nước. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất thêm một số giải pháp phụ liên quan đến nội dung xác lập quy trình làm việc thống nhất giữa các đơn vị, phòng ban chức năng của huyện và giải pháp ứng dụng phần mềm trong quản lý dự án đầu tư xây dựng.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ tính cấp thiết của việc nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tác giả đã tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài để có thể xác định định hướng nghiên cứu của luận văn. Trên cơ sớ các lý thuyết có liên quan và kế thừa các mô hình nghiên cứu trước, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, bao gồm các yếu tố: Chủ đầu tư; Tư vấn xây dựng; Nhà thầu thi công; Nhà thầu phụ, nhà cung ứng; Cộng đồng địa phương và Hệ thống văn bản của Nhà nước.

Tiếp theo để đánh giá mức độ xảy ra của các yếu tố rủi ro này, tác giả đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tính nhằm xác định các yếu tố rủi ro kết hợp với nghiên cứu định lượng nhằm xác định mức độ rủi ro của các yếu tố này trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức. Sau khi thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc khảo sát các đối tượng bằng bảng câu hỏi đã được xây dựng từ nghiên cứu định tính, tác giả đã thực hiện các bước xử lý số liệu và phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS 20.

Trong phạm vi và khả năng cho phép, luận văn đã đạt được một số kết quả sau đây:

Một là, tổng hợp và phân tích các học thuyết nghiên cứu về quản trị rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng và lựa chọn một học thuyết phù hợp với nghiên cứu của tác giả.

Hai là, xác định các yếu tố rủi ro trong quản trị dự án đầu tư xây dựng công.

Ba là, với phương pháp nghiên cứu và mô hình đã thiết lập, kết quả nghiên cứu thực tiễn sẽ giúp đánh giá đúng thực trạng và giúp ban lãnh đạo huyện Châu Đức hiểu

rõ các yếu tố cần tập trung để xây dựng quy trình quản trị rủi ro cho các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện . Từ đó, làm căn cứ khoa học giúp cho các nghiên cứu tiếp theo sau.

Trả lời được những câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra trong phần mở đầu.

Bên cạnh những giải pháp đã đề xuất căn cứ vào các yếu tố rủi ro, tác giả cũng đưa ra vài kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là quản lý rủi ro trên địa bàn huyện Châu Đức nói riêng và trong lãnh thổ Việt Nam nói chung. Cụ thể như sau:

Một là, tiếp tục đề cao vấn đề an toàn trong thi công công trình. Chính quyền huyện Châu Đức và cơ quan chuyên môn về xây dựng cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình; tăng cường kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2017/TT-BXD. Đồng thời, thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình phải có nội dung đánh giá về an toàn lao động. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm các chủ thể vi phạm quy định của pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; Cương quyết dừng thi công, dừng sử dụng máy, thiết bị khi phát hiện vi phạm về an toàn lao động.

Hai là, để nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn giám sát, ngoài việc quy định cụ thể yêu cầu năng lực chuyên môn của cán bộ tư vấn giám sát, Nhà nước cần đặt ra những tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của đội ngũ tư vấn giám sát tương ứng với từng vị trí công việc. Trong đó, bên cạnh yêu cầu về kinh nghiệm và trình độ chuyên môn thì Nhà nước cũng chú trọng việc nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp thông qua các chế tài xử phạt nghiêm khắc, đặc biệt không cấp lại chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát cho các đối tượng đã bị thu hồi chứng chỉ do vi phạm trong hoạt động nghiệp vụ. Nhà nước cũng cần xem xét và điều chỉnh lại định mức chi phí

cho hoạt động tư vấn giám sát để các dự án vừa thu hút được tư vấn giỏi, vừa tạo động lực làm việc cho cán bộ tư vấn giám sát.

Ba là, Nhà nước và các cơ quan chức năng chuyên ngành xây dựng nên nghiên cứu và đề xuất chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình đối với tất cả các bên tham gia vào dự án đầu tư xây dựng, bao gồm chủ đầu tư, tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công, v.v… Việc quy định số tiền phạt cụ thể như hiện nay còn thấp và chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng cố tình vi phạm các quy định của Nhà nước, do đó tác giả đề xuất mức phạt nên quy định theo tỳ lệ dựa trên giá trị dự án hoặc giá trị của từng hợp đồng (như hợp đồng thi công, hợp đồng phụ).

Sự quản lý chặt chẽ, quyết liệt của Nhà nước cùng với việc nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm và cải tiến quy trình làm việc của các cán bộ quản lý sẽ góp phần giàm thiểu những rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1] Nguyễn Văn Châu (2016). Nghiên cứu quản lý rủi ro kỹ thuật trong thi công công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Giao thông

Vận tải, Hà Nội.

[2] Phạm Phú Cường (2016). “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông vận tải”, Tạp chí giao thông vận tải. [3] Nguyễn Văn Đáng (2005). Quản lý dự án xây dựng, NXB Tổng hợp Đồng Nai

[4] Nguyễn Văn Đáng (2002). Quản lý dự án xây dựng, Nhà xuất bản Thống kê.

[5] Nguyễn Liên Hương (2004). Nghiên cứu vấn đề rủi ro và các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng, Luận án

Tiến sĩ kinh tế, Đại học Xây dựng, Hà Nội.

[6] Nguyễn Lân (2006). Từ điển từ và ngữ Việt Nam. NXB Tổng hợp TP. HCM

[7] Lê Văn Long (2006). Một số vấn đề về quản lý rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng công trình, Tạp chí Kinh tế xây dựng số 4, 2006

[8] Từ Quang Phương (2005). Giáo trình Quản lý dự án đầu tư , Trường Đại học kinh

tế quốc dân, Hà Nội.

[9] Trần Quang Phú (2016). Xác định các yếu tố rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới tại TP. Hồ Chí Minh,http://www.tapchigiaothong.vn, ngày

truy cập 20/12/2019

[10] Thân Thanh Sơn (2015). Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, Luận án tiến sĩ,

[11] Trịnh Quốc Thắng, Nguyễn Việt Tuấn (2007). Quản lý dự án đầu tư xây dựng,

Nhà xuất bản Xây dựng.

[12] Nguyễn Thị Thúy, Đinh Tuấn Hải (2018). Xác định rủi ro cho các dự án đầu tư phát triển đô thị, Tạp chí Người Xây dựng số tháng 3&4/2018

[13] Lê Văn Thịnh (2008). Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Bộ Xây dựng,

Hà Nội.

[14] Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt và Hà Đức Sơn (2013). Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

[15] Tổ chức Quốc tế Tiêu chuẩn hóa (2018). Tiêu chuẩn ISO 31000:2018, Quản lý rủi ro - Nguyên tắc và hướng dẫn.

[16] Luật Xây dựng Việt Nam (2014)

[17] Luật Đầu tư (2005), 59/2005/QH11, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

[18] Luật Đầu tư công (2019), 39/2019/QH14, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

[19] Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (2015)

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

[20] Ben Obinero Uwakweh. Ph. D (2004). Project management, University of

Cincinnati.

[21] C. Arthur C William, Peter C Young, Micheal L. Smith (1997). Risk Management and Insurance, McGraw-Hill/Irwin; 8 edition

[22] Cooper, D., Grey, S., Raymond, G., and Walker, P. (2005). Project Risk Management Guidelines: Managing Risk in Large Projects and Complex

Procurements, Chichester: John Wiley & Sons, Ltd

[23] Darnall, R. and Preston, J.M. (2010). Project Management from Simple to Complex, Flat World Knowledge, Inc.

[24] Diana White (1995). Application of systems thinking to risk management: a review of the literature, Management Decision, Vol. 33 No. 10, 1995, pp. 35-45,

MCB University Press Limited, 0025-1747.

[25] Ehsan, N., Mirza, E., Alam, M. & Ishaque, A. (2010). Risk management in construction industry, Chengdu, China, IEEE.

[26] Ewelina Gajewska, Mikaela Ropel (2011). Risk Management Practices in a Construction Project – a case study, Master of Science Thesis in the Master’s

Programme, Chalmers University of Technology, Sweden.

[27] Kim Heldman (2005). Project Manager's Spotlight on Risk Management,

Jossey-Bass, San Francisco, California, United States

[28] Petr Rehacek (2017). Risk management in construction projects, Journal of

Engeneering and Applied Sciences 12 (20), p. 5347-5352.

[29] PMI (Project Management Institute) (2004). A guide to the project management body of knowledge: PMBOK. 3rd edition, Project Management Institute, Inc,

Pennsylvania.

[30] Potts, K. (2008). Construction cost management, learning from case studies,

Abingdon: Taylor Francis.

[31] R A Bahamid and S I Doh (2017). A review of risk management process in construction projects of developing countries, IOP Conf. Series: Materials Science

and Engineering 271 (2017) 012042.

risk assessment: case of the financial audit, University of Iasi, Faculty of Economics

PHỤ LỤC 2: KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA

PHỤ LỤC 4: BẢNG KHẢO SÁT

Xin chào Quý Anh (Chị)!

Tôi là học viên cao học ngành Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Bà Rịa -

Vũng Tàu. Hiện tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức”. Những ý kiến của quý khách sẽ đóng góp rất nhiều trong việc hoàn thành tốt

đề tài này. Những thông tin thu thập được dưới đây là những dữ liệu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Kính mong quý anh (chị) dành chút thời gian của mình để trả lời các câu hỏi sau đây. Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý anh (chị)!

Phần I: Xin vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân Quý khách bằng cách đánh dấu X vào ô lưa chọn:

1. Giới tính: Nam Nữ

2. Tuổi đời: Từ 21 đến 30 Từ 31 đến 40

Từ 41 đến 50 Trên 51

3. Vui lòng cho biết anh /chị thuộc đơn vị công tác nào:

……….

4. Chức danh hiện nay của anh (chị) là:

Lãnh đạo Trường, phó phòng Chuyên viên

5. Trình độ đảo tạo của anh (chị) là:

6. Thời gian công tác tại đơn vị hoặc trong lĩnh vực xây dựng là:

Dưới 5 năm Từ 5 đến 15 năm

Từ 15 đến 25 năm Trên 25 năm

Phần II: Quý anh (chị) vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình với các nhân định dưới đây về mức độ rủi ro đối với các tiêu chí dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5, bằng cách đánh dấu X vào ô mà mình lựa chọn. Các giá trị từ 1 đến 5 ở mỗi câu hỏi tương ứng với mức độ đồng ý tăng dần như sau:

STT Nội dung câu hỏi

Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

I Chủ đầu tư

1 Dự án phê duyệt không phù hợp

2 Nguồn vốn phân bổ không đủ và không kịp thời 3 Năng lực của Ban quản lý

4 Thiếu trách nhiệm trong quản lý II Tư vấn xây dựng

1 Hồ sơ thiết kế sai sót

2 Hồ sơ khảo sát thiết kế sai sót 3 Tư vấn giám sát thiếu năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 89 - 109)