Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Nhà thầu thi công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 79 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Nhà thầu thi công

Những nội dung liên quan đến việc giảm thiểu rủi ro nhóm Nhà thầu thi công bao gồm: Đảm bảo an toàn lao động nơi công trình thi công; Giảm tình trạng chậm tiến độ thi công; Khắc phục tình trạng thiếu máy móc, thiết bị và nâng cao trách nhiệm trong thi công công trình.

Theo kết quả phân tích thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức ở chương 2, có thể thấy một kết quả đáng khích lệ là không có báo cáo nào về sự cố hay tai nạn lao động trong thi công công trình. Tuy nhiên, không phải vì thế mà UBND huyện và các chủ đầu tư có thể lơ là, chủ quan trong việc đảm bảo an toàn lao động trong thi công các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn mà phải thường xuyên đôn đốc, rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, thi công) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. Các chủ đầu tư cần kiểm tra, chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động của các nhà thầu thi công; Tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động tại các công trình đang thi công xây dựng trên địa bàn quản lý theo các quy định pháp luật về việc đổi mới, tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. Đồng thời, chủ đầu tư cần yêu cầu các nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 4, Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ Xây dựng, cụ thể:

xây dựng công trình; Lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ gây mất an toàn cao;

Hai là, thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiệm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng phục vụ thi công xây dựng công trình; Đảm bảo an toàn hệ thống giàn giáo, v.v…

Ba là, hướng dẫn, tập huấn cho người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn tại công trường, v.v… Trong quá trình làm việc người lao động phải sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dự án đầu tư xây dựng bị chậm tiến độ so với kế hoạch như quản lý kém hiệu quả, các vấn đề xảy ra trong quá trình thiết kế, thay đổi quy mô của dự án, do điều kiện thời tiết hoặc do biến động thời tiết, v.v… Ở phần này, tác giả chú trọng việc tìm hiểu và đề xuất giải pháp giảm thiểu tình trạng chậm tiến độ thi công liên quan đến nhà thầu thi công.

Những yếu tố chủ quan từ phía nhà thầu thi công làm cho dự án đầu tư bị chậm tiến độ là là do các nhà thầu không thực hiện đúng một số hạng mục nhất định, điều này dẫn đến việc thực hiện lại toàn bộ quy trình khi phát hiện ra sự cố trong quá trình thi công. Các nhà thầu thường xuyên chậm trễ các công việc của mình, từ việc sắp xếp công trình đến tiến hành các công việc không rõ ràng, dẫn đến chậm trễ các công việc liên quan. Việc tổ chức công trường rất quan trọng cho việc tiến hành thi công, nhưng hiện nay các nhà thầu tổ chức công trường rất lộn xộn, không theo quy luật. Vì thế, khi thực hiện các công việc liên quan rất khó thực hiện. Vì vậy, để những trường hợp này không xảy ra, chủ đầu tư cùng tư vấn giám sát cần thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện của đơn vị nhà thầu thi công. Bên cạnh đó, cần yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện việc ghi chép nhật ký thi công một cách nghiêm túc, đầy đủ và chính xác, tránh việc ghi chép một cách đối phó, hình thức vì thông qua nhật ký thi công, chủ đầu tư có thể kiểm tra trong quá trình thi công, nhà thầu có đảm bảo

đúng như thiết kế không, có sai phạm gì lớn trong quá trình thi công không (sai phạm về kỹ thuật, sai khác giữa thực tế và bản vẽ thiết kế v.v…), trong quá trình đó có ảnh hưởng bởi các yếu tố, nguyên nhân khách quan dẫn đến chậm hoàn thành bàn giao không (thời tiết, nguyên nhân khách quan), v.v… để từ đó có những biện pháp xử lý khắc phục kịp thời và đẩy nhanh tiến độ thi công.

Một nguyên nhân chủ quan khiến nhà thầu thi công không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ là hạn chế về khả năng tài chính của nhà thầu thi công. Tài chính rất quan trọng đối với nhà thầu, đặc biệt là vào thời điểm công trình thi công những hạng mục mà rất cần tiền để mua vật tư và để trả tiền cho công nhân lao động. Việc trả lương chậm cho công nhân dẫn đến công nhân rất chán nản làm cho hiệu quả công việc giảm thậm chí một số công nhân còn nghỉ việc. Nguyên nhân này cũng có thể là kết quả của việc chủ đầu tư chậm trễ thanh toán cho khối lượng công việc đã hoàn thành trước đó, gây khó khăn cho nhà thầu trong việc thực hiện những công việc tiếp theo. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần quay trở lại nghiên cứu giải pháp về phân bổ nguồn vốn của nhóm nhân tố Chủ đầu tư.

Thiếu thiết bị, máy móc phục vụ cho quá trình thi công hoặc thiết bị của nhà thầu cũ kỹ, lạc hậu, thường xuyên hư hỏng cũng là nguyên nhân gây cản trở tiến độ thi công công trình. Để hạn chế rủi ro này, ngoài việc kiểm tra năng lực về máy móc, thiết bị của nhà thầu như số lượng, giấy phép sử dụng, giấy phép đăng kiểm, khả năng huy động máy móc, v.v… thì trong hồ sơ mời thầu chủ đầu tư cần đưa thêm những điều khoản quy định rõ tên thiết bị, “tuổi” tối đa của thiết bị, đồng thời nêu rõ kế hoạch bảo trì thiết bị cũng như có phương án dự phòng trong trường hợp thiết bị, máy móc gặp trục trặc, nhờ đó chủ đầu tư và nhà thầu thi công sẽ chủ động hơn, tránh được việc dừng thi công do không có thiết bị. Bảng 3.4 dưới đây là một gợi ý về yêu cầu đối với thiết bị, máy móc trong hồ sơ mời thầu.

Để nâng cao trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình thi công công trình, trong hồ sơ mời thầu cũng như trong hợp đồng thi công, chủ đầu tư nên đưa vào các quy

thi công không thực hiện đúng hợp đồng.

Bảng 3. 4 Bảng kê khai thiết bị

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 79 - 82)