Nội dung cơ bản của Hiệp định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 28 - 29)

Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam - EAEU là FTA đầu tiên mà EAEU

Kinh tế Á-Âu (EAEU) ký với một nước thứ ba và cũng là hiệp định đầu tiên mà Việt Nam ký với các đối tác truyền thống thuộc Liên Xô cũ. Đây được coi là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, toàn diện, bao trùm tất cả các lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và EAEU, được ra đời với những mục tiêu cơ bản sau:

a)Nhằm đạt được sự tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các Bên thông qua, nhưng không hạn chế ở, việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan và đơn giản hóa thủ tục hải quan;

b)Nhằm đạt được sự tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại dịch vụ giữa các Bên;

c)Tạo thuận lợi, thúc đẩy và tăng cường cơ hội đầu tư giữa các Bên thông qua việc phát triển hơn nữa môi trường đầu tư thuận lợi;

d)Hỗ trợ hợp tác thương mại và kinh tế giữa các Bên;

e)Bảo hộ đầy đủ và hiệu quả sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này;

f)Thiết lập một khuôn khổ nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực đã được thỏa thuận trong Hiệp định này và tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các Bên.

Bên cạnh việc tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa thông qua cắt giảm thuế quan, hiệp định bao gồm cam kết của các bên về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, thương mại điện tử, mua sắm chính phủ, cạnh tranh. Theo cam kết trong hiệp định, EAEU dành cho Việt Nam nhiều thuận lợi cho các nhóm hàng Việt Nam có thế mạnh như nông sản, thủy sản và hàng công nghiệp như dệt may, da giày, đồ gỗ. Cùng với việc xóa bỏ thuế quan, hai bên sẽ triển khai tích cực chương

về thú ý và kiểm dịch động thực vật (SPS); thúc đẩy hợp tác, triển khai các sáng kiến thuận lợi hóa thương mại và hỗ trợ kỹ thuật và thiết lập cơ chế tham vấn hiệu quả giữa hai bên.

Phía Việt Nam cam kết mở cửa thị trường có lộ trình cho EAEU đối với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Nhìn chung, các mặt hàng này không cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam mà góp phần đa dạng hóa thêm thị trường tiêu dùng trong nước.

Về tổng thể, hai bên sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương. Ngoài ra, FTA kể trên cũng quy định các biện pháp nhằm tăng tính minh bạch của các hoạt động quản lý nhà nước trong thương mại, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước của hai bên về hải quan, quản lý chất lượng, kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, hiệp định cũng có một chương quy định về thương mại dịch vụ, đầu tư và di chuyển thể nhân.

Cụ thể, FTA Việt Nam – EAEU bao gồm:

15 Chƣơng chính là:

Nhóm về hàng hóa: Các Chương Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thuận lợi hóa và hải quan…

Nhóm khác: Các Chương Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Thương mại điện tử, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế. Riêng Chương Thương mại Dịch vụ, Đầu tư và di chuyển thể nhân được đàm phán song phương giữa Việt Nam và Liên Bang Nga và các cam kết đạt được chỉ áp dụng song phương giữa hai nước (không áp dụng cho các đối tác khác trong EAEU).

Các Phụ lục về mở cửa thị trường Hàng hóa, Dịch vụ, Đầu tư, Quy tắc xuất

xứ ... với 11.360 dòng thuế được đàm phán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)