Các cam kết về thuếquan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 29 - 36)

Cam kết của EAEU

Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa (qua loại bỏ thuế quan) của EAEU cho Việt Nam có thể chia thành các nhóm sau:

Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực (EIF): gồm

6.718 dòng thuế, chiếm khoảng 59% biểu thuế;

Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2025): gồm 2.876 dòng thuế, chiếm khoảng 25% biểuthuế;

Nhóm giảm ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực 25% so với thuế hiện tại vàsauđó giữ nguyên: bao gồm 131 dòng thuế, chiếm khoảng 1% biểu thuế;

Nhóm không cam kết (N/U): bao gồm 1.453 dòng thuế, chiếm 13% biểu thuế (nhóm này được hiểu là EAEU không bị ràng buộc phải loại bỏ hay giảm thuế quan, nhưng có thể đơn phương loại bỏ/giảm thuế nếumuốn);

Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng (Trigger): gồm 180 dòng thuế, chiếm khoảng 1,58% biểu thuế. Đây là biện pháp nửa giống Hạn ngạch thuế quan (có ngưỡng giới hạn về số lượng), nửa giống Phòng vệ (có thủ tục tham vấn đánh giá về khả năng gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nơi nhập khẩu);

- Sản phẩm áp dụng: Một số sản phẩm trong nhóm Dệt may, Da giầy và Đồ gỗđược quy định trong Phụ lục về các sản phẩm áp dụng Biện pháp phòng vệ ngưỡng trong Hiệp định

- Quy tắc áp dụng:

+ Đối với mỗi sản phẩm, mỗi năm sẽ áp dụng một ngưỡng mà nếu khối lượng nhập khẩu sản phẩm đó vào EAEU vượt quá ngưỡng quy định cho năm đó thì phía EAEU sẽ ngay lập tức thông báo bằng văn bản cho phía ViệtNam.

+ Nếu quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng, EAEU phải thông báo cho Việt Nam ít nhất là 20 ngày kể từ ngày ra quyết định, và biện pháp phòng vệ ngưỡng sẽ chỉ có hiệu lực ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng được đưa ra.

+ Nếu bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng, các sản phẩm liên quan sẽ không được hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định nữa mà sẽ bị áp thuế MFN trong thời hạn hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng.

+ Thời gian áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng: Thông thường Quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng có hiệu lực trong 6 tháng; nhưng nếu khối lượng nhập khẩu sản phẩm bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng vượt quá 150% mức ngưỡng theo quy định vào ngày bắt đầu áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng, thì thời gian áp dụng biện pháp này có thể được kéo dài thêm 3 tháng.

Lưu ý: Một trong hai bên (Việt Nam hoặc EAEU) có thể yêu cầu bên kia tham vấn và/hoặc cung cấp các thông tin yêu cầu nhằm làm rõ các điều kiện áp dụng biện pháp phòng vệ này.

Nhóm Hạn ngạch thuế quan: chỉ bao gồm 2 sản phẩm là Gạo và Lá thuốc lá chưa chế biến

(Nguồn: Văn bản Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu)

Biểu đồ 1.1: Cam kết mở cửa hàng hóa của EAEU theo dòng thuế

Ngoài ra, xét theo kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, ta có tỷ lệ các nhóm mặt hàng được cam kết mở cửa theo từng mức độ theo biểu đồ dưới đây:

59.14% 25.32%

1.15% 12.79%

1.58% 0.02%

Nhóm loại bỏ thuế quan ngay

Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình

Nhóm chỉ giảm 25% sau khi Hiệp định có hiệu lực Nhóm không cam kết

Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng

(Nguồn: Văn bản Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu)

Biểu đồ 1.2: Cam kết mở cửa hàng hóa của EAEU theo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2015

Theo Biểu đồ trên, Nhóm hàng hóa được loại bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực chiếm đến 84.30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhóm không cam kết chiếm 10.50%, Nhóm áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng là 4.20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, tổng ba nhóm còn lại là Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình, Nhóm chỉ giảm 25% sau khi Hiệp đình có hiệu lựcNhóm Hạn ngạch thuế quan chỉ chiếm 1% trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. (Kim ngạch xuất khẩu trên được tính toán theo số liệu năm 2015).

Bảng 1.1: Cam kết mở cửa của EAEU cho một số sản phẩm chủ lực của Việt Nam

Sản phẩm Tỷ lệ dòng thuế cắt giảm Tỷ lệ dòng thuế xóa bỏ hoàn toàn Tỷ lệ dòng thuế xóa bỏ ngay sau khi có hiệu lực

Chú ý

Dệt may 82% 42% - Lộ trình 10 năm 36% Có áp dụng cơ chế

phòng vệ ngưỡng

Giày dép 77% 73% - Lộ trình 5 năm Có áp dụng cơ chế phòng vệ ngưỡng Túi xách 100% 100% Phần lớn Thủy sản 100% 95% - Lộ trình 10 năm 71% 84.30% 0.30% 0.10% 10.50% 4.20% 0.60%

Nhóm loại bỏ thuế quan ngay

Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình

Nhóm chỉ giảm 25% sau khi Hiệp định có hiệu lực

Nhóm không cam kết

Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng

Đồ gỗ 76% 65% - Lộ trình 10 năm Có áp dụng cơ chế

phòng vệ ngưỡng

Nhựa 100% 97%

(Nguồn: Văn bản Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu)

Bảng 1.2: Cam kết của EAEU về hạn ngạch thuế quan đối với sản phẩm gạo của Việt Nam

Mã HS Mô tả Số lƣợng hạn ngạch Mức thuế suất trong hạn ngạch Mức thuế suất ngoài hạn ngạch 1006 30 670 0

Gạo đồ hạt dài (Parboiled rice) với tỷ lệ độ dài/rộng

bằng hoặc lớn hơn 3 10.000 tấn 0 Theo quy định hiện hành 1006 30 980 0

Gạo hạt dài loại khác với tỷ lệ độ dài/rộng bằng hoặc lớn hơn 3 0 Theo quy định hiện hành

(Nguồn: Văn bản Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu)

Cam kết của Việt Nam

Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam cho EAEU chia làm 4 nhóm:

- Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực: chiếm khoảng

53% biểu thuế;

- Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình, muộn nhất là đến 2026: chiếm khoảng 35% tổng số dòng thuế, cụthể:

o Nhóm đến năm 2018 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 1.5% tổng số dòng thuế trong biểu thuế (chế phẩm từ thịt, cá, và rau củ quả, phụ tùng máy nông nghiệp, máy biến thế, ngọc trai, đáquý…);

o Nhóm đến năm 2020 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 22.1% tổng số dòng thuế sắt thép,…);

trong biểu thuế (bộ phận phụ tùng ô tô, một số loại động cơ ô tô, xe máy, sắt thép,…);

o Nhóm đến năm 2026 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 10% tổng số dòng thuế trong biểu thuế (rượu bia, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, ô tô nguyên chiếc (xe tải, xe buýt, ô tô con, ô tô trên 10chỗ…).

- Nhóm không cam kết (U): Chiếm khoảng 11% tổng số dòng thuế trong biểu thuế;

- Nhóm cam kết khác (Q): các sản phẩm áp dụng Hạn ngạch thuếquan...

(Nguồn: Văn bản Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu)

Biểu đồ 1.3: Cam kết mở cửa hàng hóa của Việt Nam theo dòng thuế

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của EAEU được Việt Nam cam kết mở cửa theo từng lộ trình dưới đây:

53% 35%

1%

11% Nhóm loại bỏ thuế quan ngay

Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình

Nhómcam kết khác

Bảng 1.3: Cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số sản phẩm chủ lực của EAEU

STT Sản phẩm Cam kết

1 Xăng dầu - Xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm2027

2 Sắt thép

- Xoá bỏ ngay: Nguyên liệu thô, 1 số ống thép hàn, ống thép không hàn, thép cuộn cán nóng, thép đặc biệt và thép hợp kim chế tạo cơkhí,…

- Lộ trình 5 năm: 1 số loại thép không gỉ, SP sắtthép... - Lộ trình 7-10 năm: phôi thép, thép cán nguội, thép mạ kim loại và phủ màu, thép xâydựng...

3 Phân bón

- Xóa bỏ ngay: Phân DAP, Urê, một số loạikhác - Lộ trình 10 năm: PhânNPK

- Loại trừ: PhânSA

4 Rượu bia - Xóa bỏ thuế nhập khẩu trong vòng 10 năm đối với: Bia, Đồ uống có cồn (Vodka, rượu mạnh khác), Rượu vang

5 Máy móc

thiếtbị

- Xoá bỏ ngay: 1 số dụng cụ, thiết bị quang học, sp công nghiệp kỹ thuật cao, hàng gia dụng, sp điện tử và linh kiện,…

- Lộ trình 3 năm: Máy kéo, động cơđiện,…

- Lộ trình 5 năm: Dụng cụ từ kim loại cơ bản, ắc quy điện,…

- Lộ trình 10 năm: Pin, quạt, máy biếnthế,…

6

Phương tiện vận tải và phụ tùng

- Lộ trình 10 năm: Xe tải, xe buýt, ô tô con, ô tô dưới 10 chỗ, ô tô trên 10 chỗ, xe rơ-mooc, một số loại xe chuyên dụng thuộc danh mục ưutiên.

- Lộ trình 5-7 năm: Phụ tùng (bộ phận và phụ kiện của thân xe, phanh và trợ lực của phanh, cầu chủ động, cụm bánh xe, túi khí, thùng nhiênliệu,…)

7 Nông sản

- Xoá bỏ ngay: thịt bò, sản phẩm sữa, bộtmì.

- Lộ trình 3-5 năm: thịt, cá đóng hộp, và đã chếbiến. - Lộ trình 5 năm: thịt gà, thịtlợn.

8 Thủy sản - Xóa bỏ ngay: tôm, cua, hàu, mực,…

- Lộ trình 5 năm: cá tươi hoặc ướp lạnh(0302),… - Lộ trình 10 năm: Cá đông lạnh(0303),…

Bảng 1.4: Cam kết của Việt Nam về hạn ngạch thuế quan đối với một số sản phẩm của EAEU

Mặt hàng Trứng gia cầm Lá thuốc lá chƣa chế biến

Lượng hạn ngạch ban đầu 8,000 tá 500 tấn Tăng trưởng hạn ngạch 5%/năm Không tăng Thuế suất trong hạn ngạch Cắt giảm đều về 0%-2018 0% - 2020 Thuế suất ngoài hạn ngạch Theo quy định

hiệnhành Theo quy định hiện hành

(Nguồn: Văn bản Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)