Cơ cấu hàngnông sản xuấtkhẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 61 - 67)

Bảng 2.3. Kim ngạchvà tỷ trọng các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang thị trƣờng Liên bang Nga giai đoạn 2012 – 2015.

2012 2013 2014 2015 Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Gạo 7.5 3.72 41.7 17.84 10.5 4.79 19.2 9.81 Rau củ Quả 2.9 1.44 3.5 1.50 5.0 2.26 2.4 1.20 Chè 21.6 10.78 19.3 8.23 18.7 8.55 36.3 18.54 Cà phê 74.5 37.14 75.1 32.11 92.9 42.43 78.5 40.14 Hạt điều 54.1 27.00 57.6 24.62 56.7 25.89 22.8 11.64 Cao su 18.6 9.29 10.4 4.46 7.1 3.23 6.9 3.55 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 0.9 0.44 0.8 0.35 1.1 0.51 0.7 0.38 Hạt tiêu 20.4 10.19 25.4 10.88 27.0 12.34 28.8 14.74 TỔNG 200.5 100.00 233.8 100.00 219.0 100.00 195.6 100.00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu tại website Tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn)

Bảng số liệu 2.3 thống kê lại các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga. Đây là các mặt hàng nông sản mà Việt Nam có lợi thế trong sản xuất, đồng thời cũng là mặt hàng nông sản mà Liên bang Nga có nhu cầu nhập khẩu rất lớn từ Thế giới.

Trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga, phê là mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất và tăng đều qua các năm. Kim ngach xuất khẩu Cà phê có sự tăng trưởng đều đặn từ 74.5 triệu USD chiếm 37.14% vào năm 2012

đã tăng lên đến 78.5 triệu USD và chiếm 40.14%giá trị hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường Nga năm 2015. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này lại không được ổn định, đặc biệt, năm 2015, tốc độ tăng trưởng đối với mặt hàng này còn là một con số âm (-15.53%) so với năm 2014.

Sau Cà phê, tính trung bình trong giai đoạn 2012 – 2015, hạt điều là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sang thị trường Nga. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này lại có xu hướng giảm dần từ năm 2013, đặc biệt, năm 2015 đã giảm tới 34.0 triệu USD dẫn đến tỷ trọng xuất khẩu của hạt điều sang thị trường Liên bang Nga chỉ còn 11.64% giá trị xuất khẩu nông sản vào thị trường Liên bang Nga, giảm đáng kể so với con số 27% trong năm 2012.

Mặt khác, mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu sang thị Nga thấp nhất là Gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Trong cả giai đoạn 2012 – 2015, tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng này chỉ đạt xấp xỉ 0.5% trên tổng giá trị hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga, với giá trị trung bình là 0.9 triệu USD/năm.

Ngoài ra, đối với các mặt hàng nông sản chủ lực khác mà Việt Nam xuất khẩu sang Nga như Chè, Hạt tiêu, Rau quả nhìn chung đều tăng nhẹ từ năm 2012 đến 2014. Riêng đến năm 2015, năm được cho là do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt (hạn hán, lũ lụt…) làm giảm năng suất của hầu hết các sản phẩm nông sản mùa vụ 2015-2016, dẫn đến khối lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam bị hạn chế. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm giá trị xuất khẩu của hàng loạt các mặt hàng nông sản vào thị trường Nga là do tình hình kinh tế bất ổn của nước này, cũng như sự mất giá đáng kể của đồng RUB, gây ra ảnh hưởng lớn tới giá trị hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nga.

Bảng 2.4. Tỷ trọng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu nông sản của Liên bang Nga

(Đơn vị: %) 2012 2013 2014 2015 Gạo 6.06 30.18 6.65 19.13 Rau củ Quả 0.03 0.04 0.06 0.04 Chè 3.32 2.93 2.90 5.68 Cà phê 14.61 14.50 16.26 15.36 Hạt điều 64.60 52.43 56.78 53.86 Cao su 8.93 4.77 3.95 4.24 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 0.06 0.05 0.08 0.10 Hạt tiêu 45.08 61.14 69.54 83.75

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế ITC trên website

http://www.trademap.org)

Có thể đánh giá được rằng Việt Nam là một thị trường đối tác lớn của Nga đối với mặt hàng Hạt điều, Hạt tiêu và Cà phê khi tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga đạt tương ứng 64.60%, 45.08% và 14.61% vào năm 2012. Đây cũng là ba mặt hàng giữ được tỷ trọng ổn định nhất trên thị trường nông sản Liên bang Nga. Trong đó, Hạt tiêu là mặt hàng đạt được tốc độ tăng trưởng rõ rệt nhất trong tỷ trọng hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường liên bang Nga so với thế giới khi từ năm 2012 Hạt tiêu của Việt Nam chỉ chiếm 45.08% thì đến năm 2015 con số này đã lên đến 83.75% kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga, tăng gần gấp đôi trong bốn năm. Tiếp theo đó là Hạt điều, mặt hàng này có mức dao động không lớn qua từng năm và vẫn luôn giữ được tỷ trọng trên 50% kim ngạch nhập khẩu của Nga.

Qua đó có thể thấy, mặc dù giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường Liên bang Nga không tăng đạt được mức độ tăng trưởng như mong muốn, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng đều đặn trong tỷ trọng của những mặt hàng này, nông sản của Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định tại thị trường tiềm

năng như Liên bang Nga và nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm về giá trị xuất khẩu có thể xuất phát từ những tồn tại bên trong thị trường Nga như thực trạng tài chính, kinh tế, chính trị…

Riêng với mặt hàng Rau quả, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga cũng đạt được con số khá khiêm tốn, tuy nhiên, so với tổng giá trị nhập khẩu của Nga, tỷ trọng của mặt hàng này là rất thấp, chỉ đạt khoảng 0.04% trong giai đoạn 2012 – 2015. Điều này cũng khá dễ hiểu do khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và Nga là rất lớn, trong khi quy trình vận chuyển và bảo quản các mặt hàng nông sản nói chung rất phức tạp, đặc biệt đối với mặt hàng Rau quả. Chính vì thế, hàng Rau quả sang thị trường Nga có giá khá cao do phải chịu thêm chi phí vận chuyển bảo quản trong một hành trình dài, chưa kể đến, các nước cùng khu vực với Liên bang Nga như Kazakhstan cũng có thế mạnh đối với mặt hàng này.

Ngoài ra, một số mặt hàng nông sản là thế mạnh xuất khẩu khác của Việt Nam như xuất khẩu Gạo của Việt Nam đứng thứ hai, xuất khẩu Chè đứng thứ năm trên Thế giới, nhưng Việt Nam lại không giữ được vị thế này ở thị trường Liên bang Nga.

2.2.2.3. Một số mặt hàng nông sản tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga trong thời gian tới.

Ngoài những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã được nghiên cứu ở trên, thị trường Nga còn có nhu cầu tiêu thụ rất lớn với một số loại nông sản khác như Hoa tươi, Mật ong và Nguyên liệu thuốc lá.

Bảng 2.5. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của Liên bang Nga giai đoạn 2012 – 2015

Đơn vị: triệu USD

2012 2013 2014 2015

Rau củ Quả 8,678 9,174 8,339 5,794

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 1,450 1,653 1,324 710

Thuốc lá chƣa chế biến 1,154 1,152 1,044 952

Hoa tƣơi 747 702 613 493 Chè 651 658 646 638 Cà phê 509 518 572 511 Cao su 209 218 179 164 Gạo 123 138 158 100 Hạt điều 84 110 100 42 Hạt tiêu 45 42 39 34 Mật ong tự nhiên 8 4 2 0.8

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế ITC trên website

http://www.trademap.org)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, nhu cầu tiêu thụ đối với Thuốc lá chưa chế biến của thị trường Nga chỉ đứng sau hai mặt hàng nông sản là Rau quả và Gỗ với kim ngạch nhập khẩu năm 2012 là hơn 1,154 triệu USD, tiếp theo là Hoa tươi với xấp xỉ 747 triệu USD. Trong giai đoạn 2012 - 2015, giá trị nhập khẩu hai mặt hàng này có xu hướng giảm dần qua từng năm, đặc biệt đối với mặt hàng Hoa tươi, tính đến năm 2015, kim ngach nhập khẩu mặt hàng này chỉ còn khoảng 493 triệu USD, giảm đến 34.0% so với năm 2012, con số này đối với mặt hàng Thuốc lá chưa chế biến lần lượt là 952 triệu USD, giảm 17.5%. Đây là tình trạng chung đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Liên bang Nga trong vài năm trở lại đây, khi mà tình hình kinh tế chính trị của nước này có rất nhiều bất ổn. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, khi mà tình hình kinh tế chính trị của Nga đã có dấu hiệu ổn định trở lại, hiện tượng suy thoái nền kinh tế được cải thiện sẽ khiến cho nhu cầu tiêu thụ nói chung của thị trường Nga tăng dần trở lại.

Bên cạnh đó, Hoa tươi và Thuốc lá chưa chế biến cũng là những mặt hàng thế mạnh và đang được Việt Nam chú trọng phát triển trong thời gian tới đây, đặc biệt

đối với Hoa tươi. Gần đây, theo đoạn trích của một bài báo Nhật Bản, Việt Nam được dự báo sẽ trở thành trung tâm xuất khẩu hoa hàng đầu Châu Á. Việt Nam được biết đến là một quốc gia có nhiều lợi thế trong việc trồng và phát triển các loại hoa tươi mà các quốc gia khác trên thế giới không trồng được. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý của Cơ quan nhà nước cũng như các vấn đề về mặt công nghệ kỹ thuật đối với hoạt động xuất khẩu Hoa tươi của nước ta, nhưng mặt hàng này cũng đã có được những thành công nhất định trong thời gian vừa qua. Cụ thể, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta mới đạt 22.1 triệu USD, sau ba năm, con số này đã lên đến 32.3 triệu USD vào năm 2015, tăng 46.2% so với năm 2012

Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015

Đơn vị: triệu USD

2012 2013 2014 2015

Thuốc lá chƣa chế biến 14.7 25.0 27.1 25.9

Mật ong tự nhiên 58.1 90.0 133.0 102.9

Hoa tƣơi 22.1 26.9 29.6 32.3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế ITC trên website

http://www.trademap.org)

Đối với Thuốc lá chưa chế biến, hoạt động xuất khẩu cũng ngày càng được mở rộng về quy mô và kim ngạch. Các doanh nghiệp thuốc lá nội địa đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, chủ động hợp tác với các đối tác, bạn hàng quốc tế để tăng dần sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Trong giai đoạn 2012 – 2015, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn giữ con số ổn định từ 25 đến 27 triệu USD mỗi năm.

Mặc dù, trong thời gian vừa qua, kim ngach xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga đối với hai mặt hàng này còn rất hạn chế và không đáng kể đối với kim ngạch xuất nhập khẩu riêng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong thời gian tới đây, khi quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga được củng cố mạnh mẽ, đặc biệt khi FTA Việt Nam – EAEU chính thức có hiệu lực, Hoa tươi và Thuốc

lá chưa chế biến được hy vọng sẽ là những mặt hàng vô cùng tiềm năng đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Ngoài ra, Mật ong cũng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu tiềm

năng của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong thời gian vừa qua là Nhật Bản, EU… Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu Mật ong trong giai đoạn 2012 – 2015 có sự tăng trưởng đều đặn từ 58.1 triệu USD và đạt cao nhất là 133.0 triệu USD vào năm 2014, đến năm 2015 giảm nhẹ còn xấp xỉ 102.9 triệu USD. Tuy nhiên, nhu cầu về mặt hàng này của thị trường Liên bang Nga lại khá khiêm tốn so với các mặt hàng nông sản khác, theo Bảng số liệu 2.5, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này chỉ còn 0.8 triệu USD vào năm 2015.Mặc dù vậy, nếu chú trọng đến thị trường không quá khó tính như Liên bang Nga thì đây cũng sẽ là một cơ hội lớn đối với xuất khẩu Mật ong của Việt Nam.

Qua số liệu thực tế về thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga – Thị trường chiếm khoảng 90% thị phần khu vực Liên minh Kinh tế EAEU đối với xuất khẩu của Việt Nam, chúng ta có thể hình dung ra phần nào tiềm năng to lớn của khu vực thị trường này với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta cũng đã nhận ra được những khó khăn thách thức mà thị trường này tạo ra đối với hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng của Việt Nam. Vậy, khi Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu có hiệu lực sẽ tạo ra những ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam? Vì vậy, phần tiếp theo của bài luận văn sẽ đưa ra những phân tích đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội mà họat động xuất khẩu nông sản vào thị trường EAEU sẽ phải đối mặt dưới ảnh hưởng của FTA Việt Nam – EAEU.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)