Định hƣớng giải pháp phát triển hoạt động xuấtkhẩu nông sản của Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 82 - 85)

3.1. Định hƣớng giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trƣờng các nƣớc thành viên. Nam vào thị trƣờng các nƣớc thành viên.

Phân tích SWOT trong chương II đã chỉ rõ các điểm mạnh: S (Strong), điểm yếu: W (Weakness), cơ hội: O (Opportunity) và thách thức: T (Threat) đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EAEU dưới tác động của Hiệp định Thương mại tự do EAEU.

S

Điều kiện tự nhiên; Điều kiện xã hội;

Quan hệ thương mại truyền thống giữa Việt Nam và các nước Liên minh Kinh tế Á Âu.

W

Thiên tai

Chưa tập trung phát triển nông nghiệp bền vững;

Giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản xuất khẩu chưa cao Chưa am hiểu sâu sắc thị trường các nước thành viên;

Tính cộng đồng của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu kém.

O

Cam kết giảm thuế;

Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của EAEU đến thời điểm này;

Cầu về hàng nông sản của người dânkhu vực Liên minh Kinh tế Á

SO

Tận dụng những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên và xã hội,đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp để khai thác triệt để các cơ hội về nhu cầu lớn mặt hàng nông sản trên thị trường các nước thành

WO

Tranh thủ những hỗ trợ,việc giảm thuế nhập khẩu hàng công nghiệp từ các nước thành viên để khắc phục những điểm yếu trong xây dựng các biện pháp phòng chống, đối phó thiên tai, gia tăng giá trị gia tăng và chất lượng của sản phẩm, đẩy mạnh và thuận lợi hóa hoạt động xuất khẩu nông

Âu;

Mạng lưới người Việt đang sống và học tập tại Nga và các nước thành viên;

Tình hình cấm vận của Nga đối với các nước phương Tây.

viên sản xuất khẩu

T

Các tiêu chuẩn ngành và rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản;

Chi phí vận chuyển và bảo quản đối với mặt hàng nông sản;

Năng lực cạnh tranh chưa cao;

Vấn đề về khả năng thanh toán và đồng tiền thanh toánlộ trình cắt giảm thuế quan và hạn ngạch thuế quan.

ST

Mối quan hệ thương mại truyền thống giữa Việt Nam và các nước thành viên như Nga, Belarus là nền tảng và bàn đạp vững chắc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vượt qua những thách thức đến từ các đối thủ cạnh tranh khác thế giới cũng như thách thức về đồng tiền thanh toán giữa hai quốc gia.

WT

Việt Nam cần các giải pháp nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn ngành và rào cản về kỹ thuật; biện pháp khắc phục điểm yếu về chi phí vận chuyển, bảo quản và tính cộng đồng doanh nghiệp nhằm vượt qua khâu thâm nhập thị trường; phổ biến rộng rãi về Hiệp định để vượt qua thách thức trong vấn đề lộ trình cắt giảm thuế đối với các mặt hàngnông sản.

Thông qua các kết hợp SO, WO và các kết hợp ST, WT có thể đưa ra một số định hướng giải pháp cho hoạt động này như sau:

- SO: Tận dụng những điểm mạnh khai thác cơ hội. Trên thực tế có rất nhiều

mặt hàng nông sản mà Việt Nam có thế mạnh sản xuất như chè, cà phê, các loại hạt…mà Nga và các nước thành viên liên minh có nhu cầu nhập khẩu cao thuộc diện được giảm thuế về 0% ngay sau khi Hiệp định Việt Nam - EAEU có hiệu lực

hoặc giảm dần theo lộ trình. Để khai thác những cơ hội đó, nhà nước, doanh nghiệp và người dân phải có những biện pháp tận dụng điều kiện thuận lợi từ thiên nhiên, xã hội sẵn có như tăng cường công nghiệp hóa và sử dụng máy móc trong nông nghiệp, đưa ra những chính sách kích thích sản xuất hàng hóa chất lượng cao, quy hoạch lại diện tích cây trồng, nâng cao chất lượng giống, nâng cao ý thức, nhận thức và hiểu biết của nông dân và doanh nghiệp…

- WO: Việt Nam cũng có thể tranh thủ những hỗ trợ, việc giảm thuế nhập

khẩu hàng công nghiệp từ các nước thành viên để khắc phục những điểm yếu của mình trong việc xây dựng các biện pháp phòng chống và đối phó thiên tai, gia tăng giá trị gia tăng và chất lượng của sản phẩm nông sản xuất khẩu, đẩy mạnh và thuận lợi hóa hoạt động xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này. Hiện nay về mặt cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm quản lí, khai thác và sản xuất nông nghiệp “xanh” sạch, an toàn, bền vững của Việt Nam đều còn yếu. Trước tình hình đó, Việt Nam có thể dựa vào sự giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm, và những điểm tiến bộ trong nông nghiệp của Nga để áp dụng tại nước mình. Tăng cường cơ giới hóa sản xuất ngành Nông nghiệp cũng là một chiến lược quan trọng trong giai đoạn này để cơ cấu lại nền nông nghiệp thiếu bền vững hiện nay.

- ST: Mối quan hệ thương mại truyền thống giữa Việt Nam và các nước thành viên như Nga, Belarus là nền tảng và bàn đạp vững chắc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vượt qua những thách thức đến từ các đối thủ cạnh tranh khác thế giới cũng như thách thức về đồng tiền thanh toán giữa hai quốc gia. Mối quan hệ này đã được tăng cường và ngày càng thêm vững chắc không chỉ bởi một lịch sử lâu đời gần 40 năm mà còn vì những mốc son quan trọng như Liên minh Hải quan giữa Việt Nam với 3 nước Nga, Kazakhstan, Belarus hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu.

Với lợi thế là quốc gia đầu tiên ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Khu vực kinh tế này, những cam kết thuế quan mà EAEU dành cho Việt Nam có ưu đãi vượt trội hơn khá nhiều so với các nước khác, bởi vậy các doanh Việt Nam có thể tận dụng yếu tố này để giữ chân đối tác và vượt mặt đối thủ. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên thiết kế nhiều trụ sở thương vụ tại khu vực thị trường này để làm cầu nối

cũng cấp thông tin về nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, đặc điểm phân phối hàng hóa và cập nhật chính sách đối với hàng nông sản của chính phủ các quốc gia thành viên.

- WT: Trước thực tế giá trị cũng như chất lượng sản phẩm nông sản của Việt

Nam còn chưa cao như hiện nay thì các giải pháp nâng cao chất lượng hàng nông sản là rất cần thiết trong việc đáp ứng được một thị trường tiêu thụ rộng lớn và tiềm năng như EAEU. Tương tự như vậy, chúng ta cũng cần phải xác định các biện pháp rõ ràng để khắc phục điểm yếu về chi phí vận chuyển, bảo quản và tính cộng đồng doanh nghiệp nhằm vượt qua thách thức trong khâu thâm nhập thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đối mặt với thách thức trong vấn đề lộ trình cắt giảm thuế, Việt Nam cần nhiều hơn nữa những giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về chính sách cũng như về nội dung Hiệp định Việt Nam – EAEU.

3.2. Giải pháp tận dụng tối đa lợi thế của Hiệp định đối với hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trƣờng các nƣớc thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 82 - 85)