Cộng hòa Kyrgyzstan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 50 - 53)

1.3.5.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư

Kyrgyzstan là một quốc gia tại Trung Á. Nằm kín trong lục địa và nhiều đồi

núi, nước này giáp biên giới với Kazakhstan ở phía bắc, Uzbekistan ở phía tây, Tajikistan ở phía tây nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía đông nam.

Theo những con số ước tính tháng 8 năm 2016, dân số nước này là 6,088,000 người với đa số (72.6%) là tín đồ Hồi giáo.

Kyrgyzstan là một nước nằm kín trong lục địa tại Trung Á, giáp biên giới với Kazakhstan, Trung Quốc, Tajikistan và Uzbekistan. Vùng núi non TianShan bao phủ 80% đất nước (vì thế Kyrgyzstan thỉnh thoảng cũng được gọi là "Thụy Sĩ vùng Trung Á"), phần diện tích còn lại gồm các thung lũng và châu thổ.

Khí hậu khác biệt theo từng vùng. Thung lũng Fergana phía tây nam thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới và rất nóng vào mùa hè, với nhiệt độ đạt tới 40 °C (104 °F.) Các vùng đồi phía bắc thuộc khí hậu ôn hoà và Tian Shan từ kiểu khí hậu lục địa khô tới khí hậu cực, tùy thuộc độ cao.

Kyrgyzstan có nguồn khoáng sản kim loại khá lớn gồm vàng và kim loại hiếm. Vì địa hình đất nước này chủ yếu là đồi núi, chưa tới 8% diện tích có thể canh tác, và tập trung tại các vùng đất thấp phía bắc và các rìa Thung lũng Fergana.

The World Almanac 2005 báo cáo rằng dân số Kyrgyzstan khoảng hơn 5 triệu người. Trong số đó, 34.4% dưới 15 tuổi và 6.2% trên 65 tuổi. Đây là một quốc gia nông thôn; chỉ khoảng một phần ba (33.9%) dân số Kyrgyzstan sống tại các vùng đô thị.

1.3.5.2. Tình hình kinh tế và đặc điểm thị trường

Tổng sản phẩm thu nhập quốc dân: theo sức mua 20,1 tỉ USD năm 2015 (xếp thứ 146 trên thế giới); theo tỷ giá chuyển đổi năm 2015 đạt 6,65 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP: 10.5% (2013); 3.6% (2014); 3.5 (2015) hiện xếp thứ 83 trên thế

giới. Thu nhập quốc dân tính theo đầu người năm 2015 đạt 3400 USD (xếp thứ 181 trên thế giới).

Kyrgyzstan là nước nông công nghiệp, nông nghiệp là nền kinh tế chủ đạo chiếm 45% GDP; Đa số dân cư làm nông nghiệp chia ra 3 hướng chủ yếu: trồng trọt, chăn nuôi và quản lý nguồn nước. Chăn nuôi là ngành truyền thống và có hiệu quả nhất tại Kyrgyzstan.

Các ngành công nghiệp chính là năng lượng, khai thác kim loại quý, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm.

Thương mại:

Kim ngạch nhập khẩu hiện xếp thứ 131 trên thế giới, đạt 5.3 tỷ USD vào năm 2014 và 4.3 tỷ USD năm 2015;

Sản phẩm nhập khẩu chính: dầu mỏ, máy móc thiết bị, hóa chất, thực phẩm;

Thị trường nhập khẩu chính: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan;

Kim ngạch xuất khẩu hiện xếp thứ 140 trên thế giới với kim ngạch sấp xỉ 2 tỷ USD/năm;

Sản phẩm xuất khẩu chính: vàng, bông, len, hàng may mặc, thịt, thủy ngân, uranium, điện máy móc, giày;

Thị trường xuất khẩu chính: Thụy Sĩ, Uzbekistan, Kazakhstan, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Nga.

Quan hệ kinh tế - thương mại với ViệtNam:

Kyrgyzstan là thành viên của WTO, có quan hệ hữu nghị và là đối tác làm ăn truyền thống của Việt Nam. Hai bên có cơ cấu hàng hoá không mang tính cạnh tranh mà bổ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa 2 nước còn thấp do vận chuyển hàng hoá khó khăn.

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 2015 đạt 1.78 triệu USD. Trong đó xuất khẩu đạt 1.7 triệu USD, nhập khẩu đạt khoản 80 nghìn USD.

Trong 3 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt 0.58 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Kyrgyzstan đạt 0,19 triệu USD; nhập khẩu của Việt Nam đạt 0.39 triệu USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Kyrgyzstan gồm: chè, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Kyrgyzstan máy móc, thiết bị và phụ tùng, bông.

TỔNG KẾT CHƢƠNG

Trơng chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về Liên minh kinh tế Á Âu và trình bày nội dung cơ bản của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu, các cam kết về thuế quan mà hai bên sẽ áp dụng trong thời gian Hiệp định có hiệu lực. Cũng trong chương này, tác giả đã nêu lên được những thông tin tổng quát về tình hình kinh tế thị trường các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu trong một vài năm trở lại đây. Từ đó, tác giả có cơ sở để đánh giá những tiềm năng đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường các nước này, cũng như đưa ra những phân tích về cơ hội và thách thức mà Việt Nam gặp phải trong quá trình đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường EAEU.

CHƢƠNG 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG CÁC NƢỚC THÀNH VIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)