Thực trạng hoạt động xuấtkhẩu nông sản của ViệtNam sang Liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 59)

điều khá dễ hiểu khi mà Liên bang Nga luôn được biết đến như một trong những thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất trên thế giới với 142.42 triệu người, gấp 8 lần dân số Kazakhstan và gấp 15 lần so với dân số Belarus. Ngoài ra, Nga vẫn luôn là thị trường truyền thống của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trong nhiều năm qua và là đối tác thương mại lớn thứ 25 của Việt Nam. Thêm một lý do nữa khiến Liên bang Nga và Kazakhstan là hai quốc gia chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khu vực này, đó là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh thuế quan Nga – Kazakhstan – Belarus được thành lập vào năm 2010. Kể từ khi Hiệp định chính thức có hiệu lực, tổng giá giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào Liên minh thuế quan này đã tăng lên tương đối mạnh mẽ so với trước đây. Chính vì thế, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EAEU chính thức có hiệu lực đã tạo ra kỳ vọng rất lớn cho xuất khẩu Việt Nam nói chung và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói riêng.

Căn cứ vào thực tế tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước EAEU và phạm vi bài viết, phần tiếp theo đây tác giả sẽ chỉ đề cập đến thực trạng tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga (thị trường luôn chiếm đến khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EAEU), để từ đó chúng ta có được cái nhìn khái quát về tình hình xuất khẩu nông sản sang thị trường EAEU và phân tích những cơ hội, thách thức mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EAEU đem lại cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

2.2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên bang Nga. Nga.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)