Các tiêu chuẩn ngành và rào cản kỹ thuật đối với mặt hàngnông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 75 - 77)

Trong bối cảnh hiện nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam thường vướng mắc nhiều khó khăn về khâu kiểm định chất lượng. Mặc dù, Liên minh kinh tế Á Âu không phải là một thị trường tiêu dùng quá khó tính, tuy nhiên, các quốc gia này đều có những tiêu chuẩn khá khắt khe và phức tạp đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt, đối với thị trường Liên bang Nga. Hiện nay, Nga đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn GOST R đối với tất cả hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu vào thị trường trong nước. Đây là hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng trên toàn nước Nga, các doanh nghiệp muốn thông quan và tiến hành hoạt động kinh doanh thì đều phải có các chứng nhận này. Hệ thống tiêu chuẩn GOST R bao gồm một số nguyên tắcchung như sau:

Yêu cầu chung đối với tất cả các loại hàng hoá: Các hàng hoá được nhập khẩu và lưu thông trên lãnh thổ Liên bang Nga cần phải tuân thủ các điều luật của “Luật bảo vệ người tiêu dùng và giải quyết các quan hệ giữa người mua và người bán trong khi bán các hàng thực phẩm và phi thực phẩm”. Theo đó thì người bán hàng cần phải kịp thời thông báo cho người mua mọi thông tin chính xác và cần thiết về hàng hoá và người sản xuất, đảm bảo cho việc lựa chọn hàng chính xác.

Các thông tin bắt buộc về hàng hoá bao gồm: tên hàng, nhãn hiệu hàng hoá, nơi sản xuất, tên nguời chịu trách nhiệm đối với hàng hoá (khi có khiếu kiện, sửa

chữa, bảo hành), nêu rõ tiêu chuẩn mà hàng hoá đó phải đạt, các thông tin về tính chất tiêu dùng chung chủ yếu của hàng hoá, các quy định và điều kiện cần thiết để sử dụng hàng hoá có hiệu quả và an toàn, thời gian và điều kiện bảo hành nếu hàng hoá được đảm bảo, thời hạn sử dụng cũng như các khuyến cáo về hậu quả xảy ra nếu hết các thời hạn trên đối với các hàng hoá mà hết thời hạn sử dụng có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng với cuộc sống, sức khoẻ và tài sản của ngưòi mua hàng, hoặc không phù hợp với ý nghĩa sử dụng hàng hoá đó, giá cả và cách sử dụng hàng hoá. Các thông tin trên đựoc thể hiện dưới dạng mác hàng hoá và các giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho phép, bản sao giấy chứng nhận có chứng thực của người cấp, trong các giấy tờ đi theo hàng hoá thì phải kèm vào mỗi hàng hoá xác nhận hàng hoá đó phù hợp với các yêu cầu đặt (số các giấy chứng nhận, thời hạn lưu hành, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoặc số đăng ký tờ khai phù hợp phù hợp với tiêu chuẩn cho phép, thời hạn giấy phép có hiệu lực.

Các thông tin bắt buộc trên về hàng hoá phải thể hiên trên hàng hoá dưới dạng bao bì hàng hoá, bao bì thương phẩm, giấy hướng dẫn sử dụng hàng hoá. yêu cầu với mỗi loại hàng hoá đều được người nhập khẩu nêu rõ đối với nhà xuất khẩu.

Về các yêu cầu đối với bao bì và nhãn mác theo tiêu chuẩn cụ thể đối với các mặt hàng:

- GOST R 51074- 2003 đối với hàng thực phẩm; - GOST R 51121-97 đối với hàng công nghệ phẩm;

- GOST R 50460-92 đối với hình thức và kích cỡ của dấu phù hợp với chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, mỗi loại hàng hóa lại có một tiêu chuẩn riêng nhằm đảm bảo mỗi sản phẩm khi vào thị trường Nga đều được kiểm định nghiêm ngặt, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản:

- Đồ gỗ và sản phẩm gỗ gia dụng cần các kết luận vệ sinh phòng dịch theo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: GN2.1.6.1338-03; GH 2.1.6.1339-03; GH 2.3.3.972-00;SP 2.6.1758-99. Giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn GOST R 19917-93.

- Cà phê

Cà phê hoà tan: Kết luận về vệ sinh phòng dịch và an toàn thực phẩm SanPin 2.3.2 -1078-01.

Cà phê hạt: Kiểm tra vệ sinh thực vật; Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn GOST R 6805-97; Giấy kết luận về vệ sinh phòng dịch và an toàn thực phẩm SanPin 2.3.2.1078-01.

- Hạt điều: Kiểm tra vệ sinh thực vật; Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn GOST R 6805-97; Giấy kết luận về vệ sinh phòng dịch và an toàn thực phẩm SanPin 2.3.2.1078-01

- Hàng thuỷ sản: Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn GOST R, Kết luận vệ sinh phòng dịch theo tiêu chuẩn San Pin 2.3.2. 1078-01.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)