Tình hình kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 41 - 42)

Năm 2015, do bị phương Tây cấm vận đồng loạt sau cuộc khủng hoảng Ukraina, giá dầu thế giới giảm mạnh, tham gia chiến sự ở Trung Đông (Syria) và khó khăn nội tại làm các chỉ tiêu kinh tế Nga có sự sụt giảm đáng kể, cụ thể:

Tổng GDP danh nghĩa của Liên bang Nga năm 2015 đạt: 1,342 tỷ USD

GDP bình quân đầu người: 8,058 USD (1/2016).

Sản phẩm nông nghiệp chính cũng là truyền thống của Nga là: Ngũ cốc, thịt, sữa, rau củ quả. Tuy nhiên, đây không phải là các mặt hàng thế mạnh của Nga và chỉ được sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Ngược lại, thế mạnh của Nga là những sản phẩm công nghiệp như: Dầu, sản phẩm dầu và khí, sản phẩm luyện kim đen và luyện kim màu, phân bón, sản phẩm công nghiệp hóa chất, sản phẩm cơ khí, … Đây cũng chính là những sản phẩm xuất khẩu chính và đem lại hiệu kinh tế vô cùng lớn cho Liên bang Nga. Bên cạnh đó, các mặt hàng nhập khẩu chính của Nga thường là những mặt hàng thiết yếu như: thực phẩm các loại, dệt may, đồ gỗ và giầy dép hay các sản phẩm hóa dầu, máy móc, ô tô các loại, kim loại đen…

Về đối tác thương mại quốc tế, các Thị trường xuất khẩu chính của Nga bao gồm: EU, các nước Châu Á – Thái Bình dương, các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (SNG) và các nước Liên minh kinh tế Á – Âu và thị trường nhập khẩu chính có

Trung quốc, Đức, Hoa Kỳ…

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015 của Liên bang Nga đạt 533.6 tỷ USD, giảm 33.8% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu đạt 339.6 tỷ USD, giảm 31.8% và nhập khẩu đạt 194 tỷ USD, giảm 37%.

Riêng đối với Việt Nam, năm 2015, kim ngạch thương mại Việt Nam – Liên bang Nga đạt 2.2 tỷ USD (giảm 14.4% so với năm 2014), trong đó xuất khẩu của

Việt Nam sang Liên bang Nga đạt 1.44 tỷ USD (giảm 16.7%), nhập khẩu đạt 745.8 triệu USD (giảm 9% so với năm 2014).

Trong 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch thương mại Việt Nam – Liên bang Nga đạt 1.3 tỷ USD (tăng 42.5 % so với cùng kỳ năm 2015), trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang LB Nga đạt 750 triệu USD (tăng 20%), nhập khẩu đạt 574 triệu USD (tăng 88% so với cùng kỳ 2015).

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Nga trong nhiều năm gần đây là xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga bao gồm điện thoại và linh kiện, máy vi tính và sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, hạt điều, gạo, rau quả. Có thể nói, cho đến thời điểm này kim ngạch thương mại Việt - Nga so với tổng thể kim ngạch thương mại của hai nước còn khiêm tốn (chiếm khoảng 1% kim ngạch thương mại của Việt Nam và khoảng 0,5% của Nga). Tuy nhiên, với tiềm năng bổ trợ của hai Bên, cùng với nỗ lực nâng tầm hợp tác của Lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ kinh tế - thương mại song phương Việt - Nga trong thời gian tới sẽ có các điều kiện để phát triển vượt bậc, đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu bắt đầu có hiệu lực từ ngày 05/10/2016 vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)