Phát triển quan hệ thương mại ViệtNa m– EAEU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 91 - 92)

Trước những khó khăn còn tồn tại và những tiềm năng to lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu, chính phủ cần có những giải pháp thiết thức và kịp thời nhằm tăng cường quan hệ thương mại với các quốc gia này một cách hiệu quả.

- Nâng cao vai trò, phối hợp hoạt động của các cơ quan ban ngành giữa các nước thành viên của Hiệp định. Các cơ quan này sẽ phối hợp đưa ra các chính sách, các kế hoạch và chương trình cụ thể để thực hiện danh mục “Những nhiệm vụ ưu tiên” nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – EAEU. Trong quá trình thực hiện, những khó khăn vướng mắc là điều khó có thể tránh khỏi, do đó các cơ quan này cần có sự phối hợp đồng bộ, hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề trong thời gian nhanh nhất và hiệu quả nhất. Đồng thời, các cơ quan cũng cần tiếp nhận ý kiến phản hồi của các doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp với nhu cầu diễn biến thực tế.

- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng: bên cạnh vấn đề thuế quan và thủ tục hải quan, vấn đề thanh toán vẫn đang là một trong những trở ngại chính đối với hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước EAEU.

Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế EAEU có thể tạo thuận lợi mạnh mẽ về vấn đề hải quan, nhưng nếu vấn đề thanh toán cẫn chưa kịp thời cải thiện thì quan hệ thương mại vẫn khó đạt được như tiềm năng. Do đó, tăng cường hợp tác trong hệ thống các ngân hàng thương mại, xây dựng những ngân hàng liên doanh giữa hai nước và thống nhất áp dụng các quy tắc thông lệ theo quốc tế là việc rất cần thiết. Hiện nay, đối với thị trường các nước EAEU, Việt Nam mới chỉ có ngân hàng liên doanh với Liên bang Nga, đó là Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (VRB) được thành lập và chính thức hoạt động vào tháng 01/2016. Bên cạnh nhiệm vụ phục vụ các dự án hợp tác kinh tế liên chính phủ, VRB còn cung cấp dịch vụ thanh toán, tín dụng cho các doanh nghiệp, thực hiện chương trình hợp tác toàn diện về đầu tư, thương mại Việt – Nga thông qua nhiều hoạt động như: thiết lập kênh thanh toán RUB/VND với thị trường Nga; hỗ trợ các doanh nghiệp Nga xúc tiến hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga và các nước SNG; chủ động phối hợp triển khai và tích cực tham gia các chương trình hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư song phương.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực vận tải. Mở cửa ngành dịch vụ vận tải cũng là nội dung được đề cập trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EAEU, tạo ra cơ hội hợp tác sâu hơn giữa các công ty vận tải và logistic giữa các nước, đảm bảo cho hoạt động thương mại hàng hóa diễn ra suôn sẻ, giảm tời gian và chi phí. Để tạo tiền đề cho sự phát triển này, Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng hệ thông kho bãi, cầu cảng hiện đại và thuận tiện, đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải đầu ngành liên kết và hợp tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á âu cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản (Trang 91 - 92)