1.3.1.1. CMCN 4.0 và dịch vụ thanh toán
Việt Nam có những điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với CMCN 4.0. Với cơ cấu dân số trẻ, đa phần sống ở khu vực nông thôn nhưng trình độ học vấn và khả năng tiếp cận các dịch vụ công nghệ mới của người dân Việt Nam cũng đạt mức khá so với các nước trên thế giới. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động của người dân Việt nam cũng đạt mức cao, trung bình một người dân sở hữu nhiều hơn một thuê bao di động. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng nói chung cũng như lĩnh vực thanh toán nói riêng tại Việt Nam đã và đang chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0, cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng (Fintech); đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành Ngân hàng, trong đó có hoạt động thanh toán tại Việt Nam.
Dịch vụ thanh toán là lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất của CMCN 4.0. Do vậy, theo khảo sát của Viện Chiến lược Ngân hàng, ưu tiên đầu tư cho hệ thống công nghệ của các NHTM dành cho bán lẻ là tương đối lớn với 29,4%. Ngoài ra, các ngân hàng cũng chủ động tăng cường hợp tác với các tổ chức Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được NHNN cấp phép để tận dụng mô hình kinh doanh tinh gọn, hướng tới trải nghiệm khách hàng và sự đổi mới, sáng tạo của Fintech kết hợp với khuôn khổ quản lý rủi ro vững mạnh, cơ sở khách hàng rộng lớn của các ngân hàng để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cung ứng dịch vụ. Điều này tạo bước phát triển mới của ngành Ngân hàng – Tài chính Việt Nam, đem lại lợi ích thiết thực về giảm chi phí, tăng tiện ích cho khách hàng và góp phần đắc lực phổ cập tài chính địa bàn nông thông, vùng sâu, vùng xa. Đến nay, đã có tới hàng triệu khách hàng khu vực nông thông, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận dịch vụ tài chính qua ứng dụng thanh toán-chuyển tiền di động tiện lợi của một số doanh nghiệp
16
trung tâm thanh toán nổi bật; hàng triệu khách hàng năng động, đam mê phong cách sống số nay có thể tự mình dễ dàng thực hiện giao dịch thanh toán bán lẻ hàng ngày như mua vé xem phim, trả taxi, trả tiền điện-nước-viễn thông-học phí, chuyển tiền liên ngân hàng giá trị nhỏ hay truy cập tức thời 24/7 tới các dịch vụ, tiện tích ngân hàng – tài chính từ chính chiếc điện thoại thông minh thân thuộc mà không cần đến chi nhánh, quầy giao dịch ngân hàng hay ATM để thực hiện giao dịch.
1.3.1.2. CMCN 4.0 và hoạt động tín dụng
Các chuyên gia Tài chính – Ngân hàng chỉ ra rằng, chính đột phá công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0 đã giúp rút ngắn khoảng cách của người vay, nhất là cho vay tiêu dùng với sản phẩm tài chính. Bởi chính khách hàng thời nay mong muốn được giải ngân trong vài giờ, thậm chí vài phút thay vì vài ngày như trước đây. Và hiện các công ty tài chính tiêu dùng, đặc biệt là các công ty đang chiếm đa số thị phần trên thị trường như FE CREDIT, HD Saison hay Home Credit, không ngừng ứng dụng công nghệ, tích cực thúc đẩy việc thu hút thêm các khách hàng mới, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng cá nhân ít có cơ hội tiệp cận với các khoản vay tiêu dùng của ngân hàng.
Trước kia, quá trình thẩm định khách hàng được thực hiện một cách thủ công, qua nhiều bước và tốn kém thời gian. Các hồ sơ vay vốn hoặc khoản thanh toán từ khi đệ trình tới khi được phê duyệt có thể phải trải qua nhiều cuộc họp kéo dài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của công nghệ lưu trữ và phân tích dữ liệu, ngân hàng có thể nhanh chóng so sánh, đánh giá tín dụng đối với khách hàng. Việc áp dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big data) và trí tuệ nhân tạo AI giúp một số ngân hàng giảm thời gian thẩm định khách hàng từ nhiều ngày xuống chỉ còn vài phút. Mạng lưới dữ liệu liên kết và công nghệ nhận diện danh tính khách hàng thông qua các trang mạng xã hội thậm chí còn có thể giúp ngân hàng xác định được khách hàng đang ở đâu, làm gì và có các mối quan hệ nào. Điều này giúp quá trình quản lý sau giải ngân trở nên hiệu quả hơn. Các ngân hàng cũng áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn để lựa chọn vị trí thuận lợi nhất khi mở chi nhánh mới.
17