Sự cạnh tranh gay gắt đến từ các công ty Fintech

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0” (Trang 72 - 74)

Không chỉ có những thách thức đến từ bên trong các ngân hàng mà cả những thách thức đến từ bên ngoài cũng cần được các ngân hàng chú ý. Đó là sự cạnh tranh đến từ các công ty tài chính công nghệ (Fintech), khi mà những Apple Pay hay Samsung Pay đang lần lượt ra đời và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với các sản phẩm thanh toán của các ngân hàng truyền thống.

62

Bảng 2.4: Số liệu về người dùng các công cụ thanh toán không tiền mặt

(Đơn vị: triệu người)

(Nguồn: Juniper Research)

Theo báo cáo nghiên cứu đưa ra vào tháng 2/2016 của PwC (một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay), đến năm 2020-2025, ngân hàng truyển thống (kinh doanh chủ yếu dựa vào hoạt động huy động vốn và cho vay) có thể dần biến mất và quy mô của khu vực ngân hàng theo đó sẽ thu hẹp đáng kể. CMCN 4.0 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ tài chính – Fintech ngày càng phát triển, tạo ra sự cạnh tranh lớn trong lĩnh vực ngân hàng và làm thay đổi mạnh mẽ ngành dịch vụ tài chính. Khảo sát của PwC cho thấy, ngành dịch vụ ngân hàng và thanh toán sẽ chịu nhiều áp lực nhất từ các công ty Fintech. Những đại diện tham gia khảo sát đến từ lĩnh vực chuyển tiền và thanh toán dự đoán rằng, trong vòng 5 năm tới, họ có thể để mất 28% thị phần của mình vào tay các Fintech, còn các ngân hàng cho rằng họ sẽ mất 24% thị phần. Trong khi đó, tỷ lệ này là 22% trong lĩnh vực quản lý tài sản và 21% trong lĩnh vực bảo hiểm. PwC ước tính, trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa, tổng mức đầu tư vào Fintech trên toàn cầu có thể vượt mức 150 tỷ USD và các định chế tài chính và công ty công nghệ sẽ cạnh tranh nhau cơ hội cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường. Vị thế chiếm lĩnh thị trường của nhiều ngân hàng lớn với mạng lưới chi nhánh rộng khắp có thể bị đe dọa bởi những ngân hàng, công ty Fintech trẻ với bộ máy tính gọn, phát triển nền tảng số hoàn thiện. Như ví điện tử là sản phẩm thông dụng nhất và có hành lang pháp lý đang dần hoàn thiện. Các Fintech cung ứng vì điện tử lâu năm như Momo, Payoo gần như đã

63

có chỗ đứng trên thị trường, trong khi đó Fintech mới như ZaloPay, hay AirPay đanh xuất hiện và thu hút khách hàng nhanh chóng. Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng gần 70 công ty Fintech, với 29 trung gian thanh toán đã được NHNN cấp phép cung ứng ví điện tử. Những kênh tiếp cận trên nền tảng số tạo điều kiện cho ngân hàng gia tăng thị phần nhanh chóng, vượt xa khả năng của những chi nhánh truyền thống. Ưu thế trong kỷ nguyên số sẽ thuộc về những ngân hàng có thể thích ứng linh hoạt với nhu cầu của khách hàng và nắm bắt những cơ hội đến từ công nghệ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0” (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)