MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
2.1. Sự phát triển của Ngân hang thương mại Việt Nam trong thời gian qua
2.1.1. Thực trạng về quy mô và phát triền về vốn của các Ngân hang thương mại Việt Nam Việt Nam
2.1.1.1. Về vốn điều lệ
Sau sự xáo trộn đáng kể ở năm 2017, bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng trong năm 2018 tiếp tục chứng kiến thêm nhiều thay đổi với dấu ấn nổi trội của các ngân hàng tư nhân. Vốn điều lệ của cả hệ thống đã được tăng lên hơn 50 nghìn tỷ, mức tăng khá mạnh trong nhiều năm trở lại đây. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Quốc gia (NFSC), năm 2018, tổng tài sản của hệ thống các TCTD tăng khoảng 11,5% so với cuối năm 2017, tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) bình quân của hệ thống đã được cải thiện. Cụ thể, theo ước tính của NFSC, CAR toàn hệ thống đạt 11,1% do vốn tự có tăng 12,2% trong khi tổng tài sản có rủi ro tăng thấp hơn (khoảng 10,8%). Tỷ lệ vốn cấp 1/tổng tài sản có hệ số rủi ro là 8,8%, tăng so với mức 7,8% năm 2017. Thống kê gần nhất của NHNN, đến cuối tháng 5/2018, tổng vốn điều lệ của hệ thống TCTD đạt 516.951 tỷ đồng, tăng 0,88% so với đầu năm. Trước đó, trong năm 2016, 2017 vốn điều lệ của hệ thống đã được tăng hơn 32 nghìn tỷ và 15 nghìn tỷ đồng. Song, chuyển biến tích cực này không được chia đều cho toàn bộ hệ thống và trên thực tế không đến một nửa các ngân hàng tăng được vốn trong năm qua, trong đó dấu ấn mạnh được ghi nhận ở các ngân hàng tư nhân top đầu như Techcombank, VPbank, MB, ACB,…
Techcombank là nhân tố nổi bật nhất khi có vốn điều lệ tăng tới gấp 3 lần lên gần 35.000 tỷ đồng, hiện chỉ đứng sau Vietinbank, Vietcombank còn đứng trước cả BIDV và Agribank. Ngân hàng đã tăng vốn thông qua việc chia cổ phiếu thường với tỷ lệ 1:2 cho các cổ đông sau khi niên yết vào hồi tháng 7/2018. Trên bảng xếp hạng vốn điều lệ, thứ hạng của các ngân hàng này cũng đã tăng vọt từ vị trí thứ 11 lên thứ 3.
Tương tự, bằng phương thức chia cổ tức bằng cổ phiếu, VPBank và MB cũng đã tăng được lượng vốn khủng trong năm qua. Vốn điều lệ của VPBank đã
33
tăng thêm 10.500 tỷ lệ lên 25.300 tỷ đồng; trước đó vào năm 2017, ngân hàng này cũng đã tăng được hơn 7.500 tỷ đồng. Trong khi đó, MB sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 5% và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 14% cũng đã tăng vốn điều lệ hơn 3.400 tỷ lên 21.600 tỷ. Hai ngân hàng lần lượt đứng vị trí thứ 6 và thứ 7 trong bảng xếp hạng, vượt qua Sacombank.
Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của một số NHTM năm 2017 và năm 2018
(Nguồn cafef.vn)
Sự phân hóa và khoảng cách giữa các ngân hàng thấy rõ khi 15 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống vẫn là những cái tên cũ. Đa số các ngân hàng nhỏ vẫn đang gặp khó khăn với kế hoạch tăng vốn của mình. Vốn điều lệ quá thấp đang là vấn đề đau đầu đối với những ngân hàng này nếu muốn mở rộng kinh doanh mà vẫn đảm bảo an toàn vốn trong thời gian tới. OCB, VIB và TPBank là những điểm sáng
34
ở nhóm ngân hàng tầm trung, ngân hàng nhỏ về tăng vốn điều lệ trong năm 2018 khi lần lượt tăng được 1.599 tỷ, 2.190 tỷ và 2.724 tỷ. Vốn điều lệ của ba ngân hàng này hiện đạt lần lượt là 6.599 tỷ, 7.834 tỷ và 8.566 tỷ đồng. Ở nhóm ngân hàng có vốn nhà nước, Vietcombank là ngân hàng duy nhất tăng được vốn trong năm qua, tuy nhiên cũng mới chỉ tăng thêm được hơn 1.111 tỷ đồng. Theo đó, vốn điều lệ của Vietcombank hiện đạt 37.089 tỷ, gần bằng với Vietinbank (37.234 tỷ đồng). Trong kế hoạch tăng vốn điều lệ ban đầu của mình, Vietcombank dự kiến chào bán riêng lẻ gần 360 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài để đưa vốn điều lệ lên 42.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết thúc năm 2018, ngân hàng mới chỉ phát hành được hơn 111 triệu cổ phiếu cho 2 nhà đầu tư chiến lược là GIC và Mixizuho. Số cổ phiếu còn lại khả năng sẽ được phát hành trong năm 2019.
“Bức thiết” và “cấp bách”, là những từ được cả Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV nhắc lại nhiều lần khi nói về khó khăn tăng vốn của mình. Ngay cả Vietcombank vừa phát hành xong 3% vốn cổ phần cho đối tác nước ngoài cũng bày tỏ nhu cầu tăng vốn còn rất bức thiết và đề nghị Chính phủ cho phép được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, đồng thời nới tỷ lệ room nước ngoài để hỗ trợ cho hoạt động tăng vốn.
Hạn cuối áp dụng Basel II (từ 01/01/2020) đang diễn ra gần hơn với các ngân hàng, trong đó yêu cầu về vốn tối thiểu là một trong 3 trụ cột chính để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II. Nhiều ngân hàng trong khi chưa tăng được vốn điều lệ phải tìm cách cải thiện hệ số CAR bằng việc tái cơ cấu danh mục tài sản theo hướng tập trung vào các tài sản có mức độ rủi ro thấp hơn, cùng với đó tăng cường xóa nợ và trích lập dự phòng chung. Tuy nhiên, tăng vốn điều lệ vẫn là điều bắt buộc để tiếp tục tăng trưởng, cải thiện kết quả kinh doanh và đảm bảo an toàn. Mặc dù hệ thống ngân hàng đã tăng được lượng vốn điều lệ khá lớn trong năm vừa qua, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thì nhu cầu trong thời gian tới vẫn còn rất lớn.
Với việc mở cửa hội nhập, và sự tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0 trong lĩnh vực thị trường ngân hàng, tài chính, sự tham gia của TCTD, tổ chức tài
chính nước ngoài với tiềm lực tài chính, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm lâu năm đã tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt với các NHTM Việt Nam. Nhằm phục vụ nhu cầu phát triển và có thể cạnh tranh được với các TCTD, tổ chức tài chính nước
35
ngoài, thời gian qua, các NHTM Việt Nam đã không ngừng cải thiện về công nghệ, quản lý điều hành, đặc biệt đưa ra các chiến lược phát triển. Nhờ đó, cùng với các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hầu hết NHTM trong nước, đặc biệt là các NHTM cổ phần đã tăng trưởng mạnh mẽ. Theo NHNN, đến ngày 31/12/2017, tổng tài sản của toàn hệ thống NHTM đã đạt trên 10 triệu tỷ đồng, tăng 17,62% so với cuối năm 2016. Trong khi bảng xếp hạng về vốn tự có đã có nhiều thay đổi, khoảng cách giữa những ngân hàng tư nhân đứng đầu với các ngân hàng quốc doanh về vốn điều lệ đang rút ngắn hơn thì khoảng cách về tổng tài sản vẫn rất cách biệt. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các NHTM nhà nước nhanh hơn với 18,34% trong năm 2017, trong khi các ngân hàng cổ phần tư nhân là 16,69%. Từ trước đến nay, quy mô tài sản của các NHTM nhà nước vẫn luôn dẫn đầu và chiếm phần lớn trong hệ thống. Đến hết năm 2017, chưa tính đến Agribank (không phải ngân hàng cổ phần) thì riêng BIDV, Vietinbank, Vietcombank đã có tổng tài sản là 3,33 triệu tỷ đồng, chiếm đến 46% hệ thống NHTM cổ phần…
2.1.1.2. Về huy động vốn và cho vay
Theo Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, năm 2017, thanh khoản của hệ thống TCTD tương đối ổn định. Nguồn vốn huy động toàn hệ thống tăng thấp hơn năm 2016, ước tăng 16,9% (năm 2016 tăng 19,3%); tín dụng toàn hệ thống tăng tương đương với năm 2016 (ước tăng 19,3%). Hệ số dư nợ trên vốn huy động (LDR) tăng nhẹ từ 85,6% (cuối năm 2016) lên 87,3% (cuối năm 2017).
Năm 2017, tiền gửi khách hàng (gồm tổ chức kinh tế và dân cư) tăng khoảng 19% (năm 2016 tăng 19,3%). Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh (ước tăng 38%) do một số TCTD phát hành giấy tờ có giá nhằm tăng vốn cấp 2 để cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR) và cơ cấu lại kỳ hạn nguồn vốn huy động. Trong khi đó, vốn huy động bằng VND chiếm 90,5% (năm 2016 là 10,9%). Tỷ trọng huy động ngoại tệ giảm do trần lãi suất huy động USD ở mức 0%, tỷ giá USD/VND ổn định, tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm. Vốn huy động có kỳ hạn chiếm 80,9% tổng huy động (năm 2016 chiếm 79,7%), còn lại là vốn huy động không kỳ hạn.
36
Năm 2017, tăng trưởng tín dụng tương đương với năm 2016 (khoảng 19%). Thị phần tín dụng tập trung chủ yếu ở nhóm NHTM nhà nước và NHTM cổ phần, lần lượt chiếm 51,8% và 41,3% toàn hệ thống. Tín dụng giữ tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong 3 năm liên tiếp (2015 – 2018). Lãi suất huy động bình quân khá ổn định. Lãi suất huy động VNĐ kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến ở mức 6,4-7,2%, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm khoảng 0,5-1% so với đầu năm. Đối với khu vực sản xuất kinh doanh thông thường, lãi suất cho vay ở mức 6,8- 11%/năm. Mặc dù có sự chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn nhưng thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn ở mức ổn định nhờ việc NHNN tăng cung tiền qua việc mua hơn 7,5 tỷ USD trong năm 2018. Ước tính lượng tiền ròng đã được lưu thông ra thị trường khoảng 110 nghìn tỷ đồng.
Biểu đồ 2.2: Thực trạng huy động tiền gửi và tăng trưởng tín dụng của các TCTD năm 2017
(Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia)
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2018 của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/9/2018, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,74% so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 tăng 9,59%); huy động vốn của các TCTD tăng 9,15% (cùng kỳ năm 2017 tăng 10,08%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9,52% (cùng kỳ năm 2017 tăng 11,02%).
Năm 2018, tổng tài sản hệ thống các TCTD tăng khoảng 11,5% so với cuối năm 2017; trong đó, tổng tín dụng ước tăng khoảng 14-15% giảm nhẹ so với năm 2017 (17,6%). Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong ba năm gần đây, nhưng phù
37
hợp với mục tiêu kiểm soát làm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2018, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của hệ thống tăng trưởng ổn định, ước tăng 15% so với năm 2017 (năm 2017 tăng 14,6%). Do vốn huy động tăng trưởng ổn định trong khi tín dụng tăng thấp hơn so với các năm trước nên thanh khoản của hệ thống TCTD năm 2018 duy trì ổn định. Đáng chú ý tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn bình quân đã giảm đáng kể, xuống còn 28,7% cho thấy các NHTM đã chủ động cơ cấu lại kỳ hạn huy động và cho vay để đáp ứng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dưới 40% từ 1/1/2019.
Theo Báo cáo tài chính của 17 NHTM gồm: Bắc Á, ACB, Kiên Long, Liên Việt Postbank, Vietcombank, TPBank, HDBank, MBBank, VietinBank, BIDV, VietBank, Techcombank, Eximbank, VIB, SHB, Sacombank, VPBank, tính đến ngày 30/06/2018 số tiền cho vay khách hàng của 17 ngân hàng này đạt 4.262 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với ngày 31/12/2017. Cùng với sự tăng lên của số dư cho vay, nợ xấu của các ngân hàng cũng biến động theo chiều tương xứng với 71,7 nghìn tỷ, tăng 10,4% so với 31/12/2017. Có 14/17 ngân hàng tăng trưởng về số dư nợ xấu và 12/17 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn cuối năm trước. Trong đó, tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn tính đến cuối tháng 6/2018 tăng 17,9% so với 31/12/2017, lên mức gần 38,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 54% tổng nợ xấu, trong khi con số này hồi cuối năm 2017 chỉ ở mức 50,2%. Về giá trị tuyệt đối, 11/15 ngân hàng có số nợ xấu tăng trong 6 tháng đầu năm 2018. Dù vậy, nhờ đẩy mạnh tín dụng nên chỉ có 9/15 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ gia tăng. Trong số 17 ngân hàng thì có 2 ngân hàng (VPBank và Sacombank) có tỷ lệ nợ xấu ở mức trên 3%, tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng này đã và đang có xu hướng giảm so với kỳ trước.
38
Bảng 2.1: Số dư nợ xấu của các NHTM 31/12/2017 và 30/06/2018
(Nguồn: báo cáo tài chính của các NHTM) 2.1.1.3. Về thanh toán
Ngân hàng Nhà nước cho biết , thời gian qua, tỷ trọng rút tiền mặt qua ATM vẫn còn tăng, năm 2016 là 17% và năm 2017 là 22%, song giá trị và mức tiền giao dịch qua cây ATM lại giảm. Cụ thể, năm 2018 là 12%, giảm 4% so với năm 2017. Đặc biệt, trong năm 2018, thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút được số lướng lớn khách hàng sử dụng. Số liệu thống kê của NHNN cho thấy, 9 tháng đầu năm 2018, số lượng giao dịch tài chính trên kênh Internet là 178 triệu giao dịch với giá trị khoảng 11 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 33% và 18% so với cùng kỳ năm 2017. Số lượng giao dịch tài chính trên
39
kênh di động là 122 triệu giao dịch, với giá trị giao dịch là gần 1,1 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 29% về số lượng và 128% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Một số ngân hàng thương mại đã nghiên cứu, hợp tác đưa vào những công nghệ hiện đại hoạt động thanh toán trên thiết bị di động với việc áp dụng về sinh trắc học, vân tay, khuôn mặt, giọng nói, công nghệ mã hóa thẻ… an toàn tiện lợi được người dùng đón nhận tích cực, từ đó đã thúc đẩy sự gia tăng thanh toán không dùng tiền mặt trong cả khu vực tư và công. Thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực công không ngừng được mở rộng trong nhiều lĩnh vực như: thuế, điện, nước, học phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội… Hiện đã có 27 ngân hàng và 10 TCTD cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về tiền điện và 100% cơ sở y tế bắt đầu triển khai đề án nhờ thu tiền khám chữa bệnh. Hàng chục ngân hàng đạt thỏa thuận hợp tác phối hợp thu thuế hải quan trên 63 tỉnh, thành… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm xã hội tích cực tham gia với số lượng 21% tổng số người hưởng chế độ được thanh toán qua ngân hàng.
Hình 2.1: Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán
40
Như vậy, NHNN đã triển khai có hiệu quả việc thanh toán không dùng tiền mặt, người dân cũng đã quen dùng các phương tiện thanh toán này. Nhận thức trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán bảo vệ thông tin cá nhân của người dân ngày càng tăng. Ngoài ra, NHNN còn triển khai đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công như điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; đẩy mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS); áp dụng phương thức thanh toán hiện đại mã phản hồi nhanh (QR code), mã hóa thông tin thẻ, thanh toán di động, thanh toán phi tiếp xúc…
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được dự báo tiếp tục nở rộ trong tương lai gần, mở ra cơ hội hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt ở mức dưới 10% vào cuối năm 2020, đến cuối năm 2015 con số này rút xuống còn 8%. Đến năm 2020, toàn thị trường có hơn 300 nghìn thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dich/năm; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.