Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0” (Trang 91 - 95)

- Xem xét tăng vốn cho các NHTM nhà nước nắm cổ phần chi phối để tăng năng lực tài chính, bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II, có điều kiện tăng đầu tư cho CNTT;

- NHNN cần tạo điều kiện hơn cho các NHTM ứng dụng công nghệ trong hoạt động, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với sản phẩm, dịch vụ mới; tạo dựng môi trường pháp lý thúc đẩy đổi mới sáng tạo của các tổ chức Fintech, khuyến khích các giải pháp Fintech an toàn hiệu quả.

- NHNN cần hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi thế hệ mới, đầu tư các công nghệ nền tảng của cuộc CMCN 4.0 đáp ứng xu thế phát triển ngân hàng số, hợp tác ngân hàng – Fintech…

- NHNN cần hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ hoạt động thanh toán điện tử. Trong đó, khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến các dịch vụ, phương tiện thanh toán trực tuyến, điện tử mới, hiện đại, tiền ảo, thẻ ảo, tiền điện tử... là những vấn đề mới, phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế và sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và viễn thông.

81

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài “Cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Một là, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội nói chung và mang đến những thay đổi lớn lao cho ngành ngân hàng nói riêng. CMCN 4.0 ảnh hưởng tới hầu hết các hoạt động chính của NHTM, tạo ra một bước tiến mới, mạnh mẽ cho các ngân hàng như ảnh hưởng tới mô hình kinh doanh, quản trị; dịch vụ thanh toán – dịch vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng trên thế giới; dịch vụ tín dụng – dịch vụ trọng yếu của các NHTM Việt Nam. Đây là giai đoạn đầu cũng là thời điểm được xác định là bản lề cho các ngân hàng Việt Nam tiến đến để theo kip với xu hướng phát triển ngân hàng hiện đại trên thế giới.

Hai là, các NHTM Việt Nam đang nỗ lực để bắp kịp xu thế công nghệ số của thế giới, nổi bật nhất là mô hình ngân hàng số đã được các ngân hàng tung ra những sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tạo thuận lợi cho người dùng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cơ hội mà các ngân hàng chưa tận dụng được tốt như việc ứng dụng công nghệ quản trị thông minh AI hay khai thác khách hàng tiềm năng qua dữ liệu quy mô lớn (Big data)... Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần thận trọng trước những khó khăn phải đối mặt như rủi ro bảo mật thông tin và an ninh mạng, chất lượng nguồn nhân lực chưa đảm bảo.

Ba là, trước những cơ hội được mở ra và thách thức phải đối mặt, các NHTM Việt Nam cần có những giải pháp tốt để không ngừng phát triển trong thời kỳ này. Những giải pháp tiêu biểu luận văn đưa ra như: tăng huy động vốn để có đủ tiềm lực tài chính phát triển công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực nhằm bắt kịp xu thế của cuộc CMCN 4.0; chú trọng quản lý an ninh mạng , xây dựng trung tâm Dự phòng dữ liệu, đảm bảo việc mở rộng phạm vị hoạt động được an toàn, ổn định, mang lại hiệu quả lâu dài; tập trung đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao, đưa ra các chính sách tuyển dụng, đãi ngộ hấp dẫn để thu hút nhân lực không chỉ giỏi về nghiệp vụ ngân hàng mà đi liền là kỹ năng về vận hành công nghệ số.

82

Việc xác định rõ những tác động và xu hướng phát triển của hoạt động ngân hàng trong tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giúp các ngân hàng có sự chuẩn bị kỹ càng các nguồn lực cần thiết và có hướng đi đúng đắn, kịp thời đổi mới, có những chính sách phù hợp để nắm bắt tốt những cơ hội, vượt qua những thách thức giúp hệ thống ngân hàng đảm bảo được sự phát triển an toàn, bền vững trong hoạt động kinh doanh của mình.

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Chính phủ, Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000.

2. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, Tổng luận “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Hà Nội 2016

3. Nguyễn Phương Anh, “Cơ hội và thách thức của ngành ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội năm 2005.

4. Nguyễn Văn Chương – Khoa Tài chính – Ngân hàng, Đại học Tài chính – Quản trị Kinh doanh, “Thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng số tại Việt Nam”,

tại địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/thuc-trang-va-giai-phap-phat-

trien-ngan-hang-so-tai-viet-nam-146264.html, truy cập ngày 25/03/2019.

5. Ninh Thị Thúy Ngân, “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại”, tại địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/giai-phap-

nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-302113.html,

truy cập ngày 05/03/2019.

6. Nguyễn Thị Nhung, “Cơ hội và thách thức của ngành ngân hàng khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội năm 2017.

7. PwC, Khảo sát “Những ranh giới bị xóa nhòa: Các Fintech đang định hình ngành dịch vụ tài chính như thế nào”, Hà Nội 2016.

8. Nghiêm Xuân Thành, “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự chuẩn bị của ngành Ngân hàng Việt Nam’’, Tạp chí Tài chính kỳ 2, số tháng 2/2017.

9. Nguyễn Thị Đào Thu, “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu trường hợp điển hình tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam’’ Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội năm 2018.

10.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội 2016.

84

11.Tô Huy Vũ và Vũ Xuân Thanh, “Ngành Ngân hàng trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí Ngân hàng số 15/2016, trang 12. 12.Trần Diễm Trang, “Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ

phần Kỹ thương Việt Nam cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Luận văn thạc

sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội năm 2017. 13.Viện Chiến lược ngân hàng, Báo cáo đánh giá tác động của cuộc CMCN 4.0 và

một số định hướng hoạt động của ngành Ngân hàng Việt Nam, Hà Nội 2016 14.Vụ Thanh toán, Báo cáo kết quả triển khai Quyết định 2453/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ về Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Hà Nội 2016.

15.www.bidv.com.vn 16.www.cafef.vn 17.www.sbv.gov.vn 18.www.vietcombank.com.vn 19.www.vietinbank.com.vn Tiếng Anh

20.Andrew Sheng, “From Industrial 4.0 to Finance 4.0”, tại địa chỉ:

https://www.thestar.com.my/business/business-news/2018/05/26/from- industrial-40-to-finance-40/, truy cập ngày 14/04/2019.

21.Cộng hòa Pháp, đạo luật Ngân hàng 1941.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0” (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)