Trong thời gian qua, lĩnh vực thanh toán, đặc biệt là thanh toán điện tử đã chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh việc hoàn thiện các dịch vụ thanh toán truyền thống, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang triển khai các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Theo một thống kê của NHNN, số tài khoản ngân hàng đã tăng từ 16,8 triệu tài khoản trong năm 2010 lên 67,4 triệu vào năm 2017 , khoảng 70 ngân hàng thương mại đã cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet và khoảng 36 NHTM cung cấp dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động (2017). Ngân hàng nhà nước cũng đã cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho 21 tổ chức
43
không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (các công ty Fintech trong lĩnh vực thanh toán). Bên cạnh đó, vấn đề an ninh, an toàn bảo mật trong lĩnh vực thanh toán được ngành Ngân hàng hết sức quan tâm, chú trọng. NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 10/01/2017 về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ, yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ và thanh toán trực tuyến. Thống đốc NHNN cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực Fintech, trong đó Vụ Thanh toán NHNN được giao làm Cơ quan thường trực, giúp việc Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo có các nhiệm vụ: trình Thống đốc NHNN phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm; tham mưu đề xuất với Thống đốc các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, kể cả hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam phát triển, phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính phủ; trình Thống đốc quyết định những nội dung quan trọng liên quan đến Fintech như chiến lược/ kế hoạch phát triển lĩnh vực Fintech tại Việt Nam…
Bảng 2.2: Tình hình triển khai ngân hàng số tại Việt Nam
(Nguồn Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại)
Theo kết quả khảo sát “Dịch vụ ngân hàng, hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam” của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG Vietnam) năm 2017,
44
các giải pháp về ngân hàng điện tử (e-banking) đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và được đánh giá cao về tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian, với 81% người dùng sử dụng các giải pháp ngân hàng điện tử so với 21% trong năm 2015. Internet banking, Mobile banking hiện đã trở thành dịch vụ “đương nhiên có” của mỗi ngân hàng. Bởi thế, để tạo thêm sự thu hút, phục vụ nhu cầu tăng cao của khách hàng, các ngân hàng đã cập nhật thêm nhiều tính năng, tiện ích mới. Ví dụ như Vietcombank, theo chia sẻ từ phía ngân hàng này, VCBPAY ra mắt tháng 8/2018 ngoài các tính năng cơ bản như chuyển khoản, nạp tiền điện thoại, quét mã QR, hỗ trợ thanh toán một số dịch vụ thì có thể trở thành “chiếc máy chia bill” giải quyết hóa đơn của nhóm bạn trẻ, hay thành “người nhắc khéo nợ” với tính năng gửi yêu cầu chuyển tiền. Ngoài ra, với việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, VCBPAY được thiết kế tính năng chatbot (trợ lý ảo) hỗ trợ khách hàng thực hiện các dịch vụ cơ bản như nạp tiền điện thoại, chuyển khoản qua số điện thoại và giải đáp các câu hỏi thường gặp. Chỉ cần gõ lệnh yêu cầu, trợ lý chatbot được trang bị công nghệ AI sẽ giúp khách hàng hoàn tất các giao dịch một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn thể hiện tính tiện lợi vượt trội khi giúp kết nối, chia sẻ với bạn bè dễ dàng hơn với những dịch vụ đi kèm như gửi quà may mắn, chuyển tiền cho bạn bè qua số điện thoại hay gửi yêu cầu chuyển tiền. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Vietcombank cũng đã bổ sung tiện ích “Đặt vé tàu, đặt vé xe” tích hợp trên ứng dụng Mobile Banking, đồng thời ra mắt tính năng “Lì xì Tết” giúp khách hàng có thể chọn mẫu bao lì xì, chọn lời chúc để gửi tới bạn bè, người thân ở xa. MBBank cũng đã chính thức cho khách hàng đặt vé máy bay thông qua ứng dụng của ngân hàng này.
Một số ngân hàng Việt Nam đã thử nghiệm các dịch vụ ngân hàng số và chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại, số hóa như sử dụng các giải pháp e-banking để cung cấp dịch vụ chuyển tiền qua mạng xã hội (Facebook, Zalo,…), rút tiền tại ATM không cần dùng thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng Quốc tế (VIB); ứng dụng MyVIB của VIB; ứng dụng ngân hàng điện tử My Ebank của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) bổ sung nhiều tính năng, tiện ích mới như chuyển tiền đến thẻ Visa, chuyển tiền – nhận bằng di động, nạp tiền điện thoại hoặc thẻ trả trước… ; ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu của Tập đoàn
45
IBM để đồng bộ hóa dữ liệu khách hàng, hỗ trợ phân tích hành vi khách hàng nhanh chóng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank). Hay như Vietinbank với dịch vụ Internet banking dành cho khách hàng doanh nghiệp – VietinBank eFAST – tích hợp nhiều tiện ích, cung cấp dịch vụ đặc thù cho khách hàng doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế: quản lý tài khoản chuyên thu, kết nối trực tiếp host to host, we transfer (gửi chứng từ qua VietinBank eFAST). Một số ngân hàng cũng đã ra mắt chức năng chuyển tiền định kỳ, chuyển tiền tương lai với ngày thanh toán ấn định trong tương lai như trên VCB iB@nking của Vietcombank, Vietinbank iPay của Vietinbank, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Hay như LienVietPostBank tháng 1/2019 vừa qua đã chính thức phối hợp với công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh ra mắt dịch vụ thanh toán cước taxi Mai Linh qua Ví Việt. Sacombank vừa giới thiệu ứng dụng quản lý tài chính Sacombank Pay; VIB mới cho ra mắt website ngân hàng số hoàn toàn mới, khách hàng hoàn toàn chủ động thực hiện việc điền thông tin đăng ký, theo dõi và quản lý quy trình xử lý hồ sơ và kích hoạt dịch vụ trực tuyến mà không cần sự can thiệp của con người; tích hợp sẵn công cụ tính toán thông minh và gợi ý dòng sản phẩm phù hợp, hỗ trợ tính lãi suất, giúp khách hàng chủ động lập kế hoạch tài chính theo nhu cầu cá nhân. Thử nghiệm mô hình kinh doanh số như không gian giao dịch công nghệ số Digital Lab của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Vietcombank Digital lab nằm trong tổng thể dự án xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại Smart branch theo chiến lược phát triển ngân hàng số của Vietcombank, thể hiện sự đầu tư mạnh mẽ của Vietcombank cho công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ số trong cung ứng các dịch vụ ngân hàng với mục tiêu lớn nhất chính là hướng tới sự hài lòng cho khách hàng khi được trải nghiệm đồng nhất các dịch vụ trên tất cả các kênh giao dịch của ngân hàng, từ truyền thống đến hiện đại. Với Vietcombank Digital Lab, thay vì phải xếp hàng chờ đợi tại quầy, khách hàng dễ dàng khởi tạo các giao dịch nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, đăng lý dịch vụ ngân hàng điện tử, mở tài khoản hay trải nghiệm các tiện ích khác với nhiều tính năng vượt trội về công nghệ.
46
Hình 2.2: Toàn cảnh khu vực tự phục vụ tại ngân hàng Vietcombank
(Nguồn: Vietcombank.com.vn)
Ngoài ra còn có dự án ngân hàng số Timo của VPBank; dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank của Ngân hàng TMCP Tiêp Phong (TPBank), khu trải nghiệm giao dịch ngân hàng điện tử hiện đại E-Zone tại Trụ sở chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); nền tảng hợp kênh (Omni Chanel) của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB); đẩy mạnh khái niệm “chi nhánh ngân hàng điện tử” và phát triển kênh Live Chat (tư vấn trực tuyến) nhằm hỗ trợ cho khách hàng (như Vietinbank, Vietcombank, TPBank, VIB, Sacombank..). Điểm lợi của hệ thống tương tác trực tuyến này là có thể mang thông tin đến cho nhiều người cùng lúc hơn, ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào và phụ thuộc vào người tiêu dùng. Bằng cách này, ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí tư vấn hơn là những hệ thống tương tác hỏi đáp những câu đơn giản và đơn lẻ thông qua tư vấn viên tại tổng đài, quầy giao dịch hay trên trình duyệt của website.