Thị trường lao động trong lĩnh vực ngân hàng cũng sẽ có sự thay đổi, do việc ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0 nên các ngân hàng giảm bớt số lượng nhân viên. Chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi quyết định sự thành công và phát triển bền vững trước những thay đổi của CMCN 4.0. Nhiều năm nay, các ngân hàng vẫn loay hoay với bài toán nhân sự: thừa thì vẫn thừa, mà thiếu thì vẫn thiếu, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước thềm CMCN 4.0. Với CMCN 4.0, chuyên gia cho rằng các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng và đào tạo lại để đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành Ngân hàng có đủ trình độ vận hành, làm chủ công nghệ mới. Ngoài ra, các ngân hàng Việt Nam sẽ phải chịu áp lực lớn hơn với việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đối mặt với nguy cơ dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao sang các TCTD nước ngoài. Thị trường lao động trong ngành Ngân hàng sẽ thay đổi theo hướng giảm giao dịch viên, giao dịch chi nhánh… và gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi cả chuyên môn nghiệp vụ tài chính, ngân hàng và công nghệ thông tin. Nhân sự chất lượng cao là một thách thức đối với không chỉ ngành Ngân hàng mà cả những ngành khác khi robot, công nghệ dần chiếm ưu thế hơn con người. Đơn cử trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng được hoàn thiện, thậm chí về một số mặt có thể thông minh và chính xác hơn con người. Ngân hàng có thể ứng dụng AI trong việc quản lý danh mục rủi ro, quản lý khách hàng, cơ sở dữ liệu. Với khả năng tự học hỏi và
66
thích nghi, tiềm năng của AI là không giới hạn trong các ứng dụng. Các robot tiên tiến tích hợp trí thông minh nhân tạo không chỉ dừng lại ở những công việc thủ công, chân tay, như thay thế con người trong lĩnh vực công việc giản đơn, lặp đi lặp lại mà hoàn toàn có thể thay thế nhân viên ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Các nền kinh tế trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan đã chuẩn bị lực lượng chất lượng cao trong khi ở Việt Nam nguồn nhân lực phân khúc này vẫn còn hạn chế. Theo khảo sát của IDG, tại Việt Nam nhân lực sẵn sàng cho công nghệ số chưa cao, các chương trình đào tạo đại học thay đổi rất chậm so với xu thế. Trong khi đó, nhiều trường đại học tại Mỹ đã đưa ra các giao trình về trí tuệ nhân tạo, học máy (machine learning) vào giảng dạy MBA. Khoảng cách về khả năng kỹ thuật số sẽ chỉ ngày càng rộng thêm và ngân hàng nào không thể bắt kịp xu hướng sẽ bị bỏ lại sau lưng. Bởi thế, việc đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao cần được thực hiện trong toàn hệ thống tài chính – ngân hàng, đảm bảo đủ khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, phương thức làm việc tiên tiến trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng.
67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0