Xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức tài chính công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0” (Trang 80 - 81)

Trong quá khứ, nhiều tổ chức ngân hàng truyền thống nhìn các tổ chức tài chính công nghệ (Fintech) được thành lập thêm như một phiền toái hơn là một mối đe dọa. Ngày nay, nhiều tổ chức đang xem các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính phi truyền thống như một mối đe dọa hoặc là một đối tác tiềm năng cần được mua lại. Các công ty Fintech khởi nghiệp nhận ra rằng phải mất hơn một giải pháp tuyệt vời để thu hút một lượng khách hàng mở rộng. Để đạt được mức độ cam kết và am hiểu công nghệ đòi hỏi nhiều vốn để thúc đẩy quá trình nghiên cứu; phát triển sản phẩm và hợp tác với một tổ chức ngân hàng nhằm hình thành nên đội ngũ nhân lực giúp hỗ trợ việc mở rộng của mạng lưới khách hàng của họ có vẻ như một lựa chọn tốt. Các ngân hàng sẽ cởi mở hơn với những ý tưởng hợp tác với các tổ chức Fintech, các nhà cung cấp hiện thời và thậm chí cả đối thủ cạnh tranh và họ sẽ thực sự bắt đầu để tham gia vào quan hệ đối tác và những tổ chức tài chính sẵn sàng triển khai điều này sẽ có một lợi thế đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh, cả truyền

70

thống lẫn mới. Số hóa trong lĩnh vực tín dụng và mở tài khoản ngân hàng sẽ là khu vực được các ngân hàng ưu tiên để nhằm tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả hoạt động.

3.1.6. Thử nghiệm công nghệ Blockchain

Ngày nay, blockchain không còn chỉ là về tiền ảo Bitcoin hoặc thể loại rộng hơn về tiền điện tử, đây chính là một cái nhìn bùng nổ của công nghệ, điều độc đáo và khác biệt ở chỗ đây là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Trong thời gian tới, khi các ngân hàng bắt đầu nhận ra giá trị của đồng tiền điện tử và bắt đầu cung cấp dịch vụ ví thanh toán cho các khách hàng để lưu giữ tiền của họ, công nghệ Blockchain chắc chắn sẽ phát triển trong ngành ngân hàng và chuỗi cung ứng dịch vụ tài chính; điều này sẽ tiết kiệm giấy tờ; giảm thời gian giải quyết; giảm rủi ro; gian lận và đồng thời tăng tính minh bạch. Công nghệ Blockchain sẽ bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính trong thời gian tới. Sổ cái phân phối được cấp quyền sẽ được sử dụng cho việc chia sẻ các hợp đồng tài liệu, dữ liệu và xử lý các khoản thanh toán nhất định. Hiện nay, số đông các ngân hàng đã dần nhận thấy sự phù hợp của công nghệ Blockchain đối với hoạt động giao dịch tài chính không dùng tiền mặt. Vì vậy trên thế giới, một liên minh với sự tham gia của 53 ngân hàng đang tiền hành làm việc cùng nhau để khắc phục những điểm yếu của công nghệ Blockchain, nhằm tăng cường tính riêng tư trong các giao dịch. Với bản chất phân tán của dữ liệu theo chuỗi khối, khả năng bị xâm nhập trái phép gần như không có, do đó công nghệ Blockchain đang được kỳ vọng lớn trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0” (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)