Sự cạnh tranh đến từ các công ty Fintech

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0” (Trang 30 - 33)

Ngành ngân hàng là một trong những lĩnh vực chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0 với sự ra đời của hàng loạt các công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực tài chính hay còn gọi là Fintech.

Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS), Fintech được hiểu là “các sáng tạo tài chính dựa trên nền tảng công nghệ để tạo ra các mô hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình, sản phẩm mới có tác động cụ thể đến các thị trường và định chế tài chính, cũng như trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính”. Do vậy, Fintech nhận được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng từ các tổ chức tài chính ngân hàng, các công ty công nghệ đến giới đầu tư đặc biệt là quỹ mạo hiểm, cơ quan quản lý Nhà nước và người tiêu dùng thông qua việc tác động tới hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng.

Đối với hệ thống ngân hàng, sự ra đời của các công ty Fintech vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong tương lai khi các yêu cầu về đổi mới mô hình kinh doanh, cách thức quản trị, quy trình hoạt động nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ có tính ứng dụng công nghệ cao ngày càng lớn. Theo đó các ngân hàng có thể sẽ hợp tác với các công ty Fintech để cùng phát triển hoặc cạnh tranh trực tiếp với nhau và cũng không loại trừ khả năng ngân hàng sẽ không còn phù hợp và biến mất.

Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS), ba nhóm lĩnh vực sản phẩm dịch vụ chính mà Fintech tham gia đều có liên quan và tác động trực tiếp đến các dịch vụ ngân hàng cốt lõi là nhóm dịch vụ huy động, cho vay, nhóm dịch vụ thanh toán và nhóm dịch vụ quản lý đầu tư. Trong khi các dịch vụ hỗ trợ thị trường về cải tiến và công nghệ mới của Fintech không liên quan đến ngành tài chính cụ thể nào nhưng cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các công ty Fintech.

20

Bảng 1.1: Các lĩnh vực mà Fintech tham gia

(Nguồn: Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng)

Hiện nay sự phát triển của Fintech mới ở trong giai đoạn đầu nên việc đánh giá tác động đối với các ngân hàng và các mô hình kinh doanh của ngân hàng là không chắc chắn. Về định lượng, một số chuyên gia ước tính khoảng 10-40% doanh thu và 20-60% lợi nhuận của ngân hàng bán lẻ bị Fintech đe dọa trong vòng 10 năm tới trong khi một số quan điểm khác cho rằng các ngân hàng có thể thâu tóm được các đối thủ cạnh tranh mới này bằng tiềm lực của mình. Dù thế nào thì sự phát triển của Fintech cũng đem lại nhiều cơ hội cho người dùng và cả nền kinh tế như: tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính tới mọi người dân, cá nhân hóa các dịch vụ ngân hàng để phục vụ tốt hơn với chi phí giao dịch thấp hơn, có thể giao dịch trong thời gian thực (real time), tăng tính cạnh tranh và hiệu quả của việc giám sát thông qua sự hợp tác chéo giữa các ngành, các nước.

1.3.5. CMCN 4.0 và nguồn nhân lực của các Ngân hàng

Trong bối cảnh CMCN 4.0 diễn ra mạnh mẽ và Việt Nam đang muốn tận dụng và vượt lên, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh điện toán đám mây, dữ liệu lớn thì các làn sóng công nghệ mới như blockchain hay trí tuệ nhân tạo (AI)... sẽ là

21

những chìa khóa quan trọng có thể giúp Việt Nam phát triển nhanh, mạnh. Lĩnh vực ngân hàng – một trong những lĩnh vực áp dụng blockchain và AI rộng rãi nhất – vì thế sẽ rất cần các nhân lực giỏi. Có thể trong tương lai gần, tại nhiều ngân hàng sẽ xuất hiện những công việc, những chức danh rất mới chuyên sâu về công nghệ như: chuyên viên thiết kế trải nghiệm thực tế ảo; chuyên viên tư vấn dịch vụ quốc tế môi trường thực tế ảo; kỹ sư quy trình số hay chuyên gia thúc đẩy hợp tác... Do vậy, với năng lực và trình độ sẵn có, cùng với đó là thái độ cầu thị, không ngừng học hỏi các công nghệ mới thì cơ hội sẽ mở rộng cho nhiều nhân lực hiện đang làm việc ở trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, nếu đặt sự phát triển nhanh chóng của cách mạng số trong bối cảnh hàng loạt Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và sẽ tham gia như AEC hay đặc biệt là CPTPP với luồng lao động nội – ngoại được dịch chuyển dễ dàng và cạnh tranh hơn, có thể thấy thách thức cho các lao động Việt Nam trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là không hề nhỏ. Rất có thể sẽ có nhiều công việc, chức danh công việc như tạm kể ra ở trên sẽ không được giao cho các nhân lực người Việt mà lao động nước ngoài sẽ là người đảm nhận. Bởi nếu không quá chú trọng tới yếu tố chi phí lương và thu nhập mà chỉ quan tâm tới mục tiêu và chất lượng cho mỗi đầu chức danh công việc cần đạt được, các ngân hàng trong nước sẽ sẵm sàng chi lương thưởng cao để thu hút người tài, người nước ngoài vào làm việc để có thể hiện phát triển và vươn ra hoạt động tại các thị trường khu vực và quốc tế.

Trong khi từng nhân viên ngân hàng trong nước đang phải đối mặt với cạnh tranh và phải không ngừng học hỏi, hoàn thiện mình để giữ được vị trí công việc hiện tại thì ở chiều ngược lại, sự thâm nhập mạnh mẽ hơn của các định chế tài chính nước ngoài trong thời gian tới cũng tạo ra cơ hội để họ dễ dàng tìm công việc mới. Với bề dày kinh nghiệm, lợi thế về một môi trường làm việc mang tính chuyên nghiệp cao, năng động, sáng tạo, chính sách đãi ngộ tốt hay cơ hội được làm việc, tích lũy kinh nghiệm ở nhiều thị trường... các ngân hàng nước ngoài hứa hẹn sẽ thu hút một lượng không nhỏ nguồn nhân lực chất lượng cao từ các NHTM Việt Nam. Đây chính là lý do vì sao nhiều chuyên gia gần đây rất lo ngại về nguy cơ chuyển dịch nguồn nhân lực tài chính – ngân hàng khi CPTPP có hiệu lực.

22

Có thể khẳng định chất lượng nguồn nhân lực được xem là vấn đề cốt lõi quyết định sự thành công và phát triển bền vững trước những thay đổi của CMCN 4.0 và quá trình hội nhập hiện nay. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ về trình độ nghiệp vụ ngân hàng, mà đi liền với đó là kỹ năng về vận hành công nghệ số, tính tuân thủ về quy trình vận hành cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong môi trường IT...

Do đó, các chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng nhân lực... cần được nghiên cứu chỉnh sửa hợp lý nhằm thu hút được nhân tài phục vụ cho ngành Ngân hàng. Đây không chỉ là công việc trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngân hàng trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0” (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)