Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên trẻ có trình độ đại học tại các doanh nghiệp ở thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 59)

Nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia. Mục đích của thảo luận nhóm tập trung nhằm:

- Khám phá các yếu tố có khả năng tác động đến sự trung thành của nhân viên trẻ có trình độ đại học;

- Hoàn thiện các câu từ trong bảng câu hỏi sao cho dễ hiểu.

Cách thức thảo luận: dưới sự điều khiển, dẫn dắt của tác giả, mỗi người được hỏi sẽ bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung đã được chuẩn bị từ trước, trong đó tác giả sẽ đặt ra các câu hỏi về các yếu tố liên quan đến lòng trung thành của nhân viên trẻ. Mỗi cá nhân nêu ra các ý kiến của mình, các ý kiến này sẽ được liệt kê cho đến khi người được hỏi tiếp theo không nêu ra được ý kiến khác với ý kiến của những người được hỏi trước đó. Nếu còn phát hiện ra yếu tố mới thì cuộc thảo luận giữa tác giả và người được hỏi vẫn tiếp tục cho đến khi người được hỏi kế tiếp không nêu ra được yếu tố mới mà lặp lại các yếu tố của những người được phỏng vấn trước đó thì cuộc phỏng vấn mới kết thúc.

Cách thức phỏng vấn chuyên gia: Tác giả tiến hành phỏng vấn hai đáp viên riêng biệt là bà Nguyễn Thị Kim Như – Trưởng phòng quan hệ khách hàng tập đoàn Kantar Group và ông Nguyễn Đức Thịnh – Trưởng phòng marketing công ty Sartseed Việt Nam. Tác giả sẽ đặt ra các câu hỏi về các yếu tố liên quan đến lòng trung thành của nhân viên trẻ. Hai chuyên gia sẽ nêu ra ý kiến của mình, các ý kiến này sẽ được liệt kê cho đến khi người được hỏi không nêu ra được ý kiến mới.

Kết quả này là cơ sở để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu được đề xuất, phát triển thang đo nháp và bảng câu hỏi sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn nháp. Giai đoạn phỏng vấn nháp gồm 10 đáp viên, nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung và hình thức của các câu hỏi trong thang đo và khả năng cung cấp thông tin của họ, trên cơ sở đó hiệu chỉnh thành thang đo chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lượng.

Trong đó, việc đánh giá nội dung được thể hiện trên các khía cạnh:

- Đáp viên (người được phỏng vấn) có hiểu được các phát biểu hay không? - Đáp viên có thông tin để trả lời hay không?

- Đáp viên có sẵn sàng cung cấp thông tin hay không?

Đánh giá về hình thức là kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp được sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho đáp viên khi được phỏng vấn.

Kết quả các thành viên của nhóm thảo luận và chuyên gia đều đều thống nhất khẳng định các yếu tố tác động tới lòng trung thành của họ đã được đề cập trong mô hình nghiên cứu đề nghị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên trẻ có trình độ đại học tại các doanh nghiệp ở thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 59)