7. Kết cấu của luận văn:
1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tính tất yếu của việc thu hút đầu tư
lĩnh vực
bất động sản
1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tính tất yếu của việc thu hút đầu tư đầu tư
trực tiếp nước ngoài
1.2.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cho đến nay vấn đề đầu tư nước ngoài không còn là vấn đề mới mẻ đối với
các nước trên thế giới. Tuy nhiên các quốc gia vẫn không thống nhất được khái
niệm về đầu tư nước ngoài. Vì thế có thể nói đây là vấn đề khá phức tạp, không dễ
dàng gì có được sự thống nhất về mặt quan điểm khi mà mỗi quốc gia về cơ bản đều
theo đuổi những mục đích riêng của mình hoặc do ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh
tế-xã hội của chính nó.
Về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình
thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ sung
và hỗ trợ cho nhau, trong chiến lược thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các
công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay, đặc biệt là các công ty đa quốc gia. Đối với
họ, việc buôn bán hàng hoá ở nước khác là một bước đi thăm dò thị trường, luật lệ,
và cơ hội để đưa tới một quyết định đầu tư. Nó như một chiếc chìa khoá vàng mở
cửa cho lợi nhuận chảy vào túi của các nhà tư bản, khi họ được khai thác một nguồn
tài nguyên thường là cực kì phong phú, và xuất khẩu một khối lượng lớn máy móc
và trang thiết bị cho các nước đó. Còn đối với các nước sở tại, việc chấp nhận đầu
tư nước ngoài cũng là tạo một cơ hội mới cho mình trong việc phát triển nền kinh
tế. Đó là một điều kiện tốt để các nước này tận dụng tối đa nguồn vốn nước ngoài,
tiếp cận với công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ lao động, phát triển được một số
ngành cơ sở. Bên cạnh đó cũng thu được một lợi nhuận đáng kể từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
Căn cứ vào tính chất sử dụng của tư bản thì đầu tư nước ngoài thường được
chia làm hai hình thức là: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Trong đó, đầu tư nước
ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ
lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối
21
tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đầu tư gián tiếp: bao gồm hình thức đầu tư nước ngoài
mà trong đó phần vốn góp của chủ đầu tư nước ngoài không đủ để trực tiếp tham
gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, hình thức tín dụng, hay mua trái phiếu quốc tế ... Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn này, tác giả chỉ đề cập
đến hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
lĩnh vực bất động sản.
Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1997): FDI là một hoạt động đầu
tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt
động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích
của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp là hoạt
động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một
doanh nghiệp, mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp.
Có các mục đầu tư như: (1) Thành lập hoặc mở rộng một DN hoặc một chi nhánh
thuộc oàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (2) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có;
(3) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (4) Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra
khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước
khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Ở Việt Nam, mặc dù Luật Đầu tư 2014 không đưa ra khái niệm “Đầu tư trực
tiếp”, trong Luật Đầu tư năm 2005 có chỉ ra: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư
do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư nước
ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản
hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật nhà nước”.
Mỗi khái niệm có những cách diễn đạt khác nhau. Tuy nhiên, theo tác giả thì
đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể hiểu một cách đơn giản như sau: là việc một nhà
đầu tư mang tư bản sang một nước khác để thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế,
trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, quản lý và sử dụng
vốn đầu tư.
22
Do vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản là việc một nhà
đầu tư mang tư bản sang một nước khác để thực hiện hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực bất động sản, trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình điều
hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư.
1.2.1.2. Tính tất yếu của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực
bất động sản
FDI là một nguồn vốn đầu tư phổ biến trong nền kinh tế thế giới hiện nay. Nguồn vốn này không ngừng tăng về mặt số lượng giữa các quốc gia tham gia hoạt
động FDI đồng thời nó cũng là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển
của mỗi nước nói riêng và quá trình toàn cầu hoá nói chung. Trong xu hướng toàn
cầu hoá, thu hút FDI cũng là tất yếu bởi lẽ:
- Thu hút FDI là phù hợp và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới:
Xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến tất cả các quốc
con
đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Thu hút FDI giữa các quốc gia tham gia
hoạt động này cũng là một hình thức biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá. Toàn
cầu hoá là tất yếu nên thu hút FDI cũng là tất yếu.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của mỗi quốc gia là hạn hẹp, trong khi đó
nhu cầu về vốn lại rất lớn:
Không chỉ các quốc gia đang phát triển mong muốn thu hút FDI từ các nguồn
lực bên ngoài mà ngay cả các nước phát triển cũng thực sự cần đến nguồn vốn này,
như Mỹ một cường quốc kinh tế trên thế giới cũng rất coi trọng việc thu hút FDI.
Nhu cầu về vốn để đầu tư tái sản xuất, tái sản xuất mở rộng là tối quan trọng của
mỗi quốc gia. Thu hút được càng nhiều vốn FDI vào lĩnh vực nào cộng với việc sử
dụng hiệu quả nguồn vốn này thì lĩnh vực đó càng phát triển. Vì thế thu hút FDI là
vấn đề tối quan trọng trong chiến lược phát triển của tất cả các quốc gia trên thế
giới.
- FDI có những ưu thế vượt trội hơn so với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài
23
Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác có thể kể đến như vốn viện trợ chính
thức ODA, vốn vay nước ngoài...Tuy nhiên các nguồn vốn này thường có sức ép về
chính trị hoặc về khả năng chi trả. FDI là biện pháp thu hút vốn an toàn hơn vì đây
là nguồn vốn do nhà đầu tư nước ngoài đem vào nước nhận đầu tư, tự chịu trách
nhiệm về khả năng chi trả được hưởng lợi nhuận chính đáng mà mình tạo ra nên
cũng ít chịu sức ép về chính trị từ nước rót vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia có tác động kích thích các
công ty khác tham gia đầu tư vào nước tiếp nhận đầu tư, từ đó làm gia tăng tốc độ
tăng trưởng kinh tế và tăng thêm tỷ lệ huy động vốn trong nước.
Như vậy thu hút FDI là hoạt động tất yếu của tất cả các nền kinh tế trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Hơn nữa, để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cần thiết phải có một lượng vốn
lớn. Nhiều dự án công trình mang tầm vóc quốc tế cần một lượng vốn khổng lồ mới
hiện
nên nguồn vốn FDI là một trong những giải pháp hữu hiệu để huy động vốn đầu tư