Tác động của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của hàn quốc vào lĩnh vực bất động sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 61)

7. Kết cấu của luận văn:

1.2.2. Tác động của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực

1.2.2. Tác động của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực lĩnh vực

bất động sản ở mỗi quốc gia

BĐS là một lĩnh vực quan trọng và có tương tác với các lĩnh vực khác trong

nền kinh tế. Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS sẽ góp phần quan

trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tạo khả năng thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình xây

dựng đô thị và nông thôn theo hướng phát triển bền vững. Ở tất cả các nước trên thế

giới, đầu tư vào lĩnh vực BĐS có một ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế.

Thị trường BĐS luôn nhận được sự quan tâm của chính phủ và các nhà đầu tư trong

nước cũng như nước ngoài.

Kể từ tháng 12 năm 1987, khi Luật Đầu tư nước ngoài (nay là Luật Đầu tư)

được ban hành, tính đến tháng 2 năm 2018, cả nước đã thu hút được 12.594 dự án

vực

24

BĐS đứng thứ 2 với 655 dự án và 53,56 tỷ USD (Cục Đầu tư Nước ngoài – Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, 2018). Với vị trí xếp thứ 2 trong các lĩnh vực có vốn đầu tư nước

ngoài như vậy, có thể thấy được rằng lĩnh vực BĐS tại Việt Nam đang là một lĩnh

vực thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Có thể nói, nguồn vốn FDI nước ngoài đã có những đóng góp không nhỏ trong

việc phát triển lĩnh vực BĐS:

- Bổ sung cho nguồn vốn trong nước:

Đầu tư vào lĩnh vực BĐS đỏi hỏi một lượng vốn khổng lồ, đặc biệt xây dựng

cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu đô thị mới, các cao ốc thương mại, khách sạn, khu

du lịch, spa resort, khu chung cư cao cấp và rất nhiều các dự án lớn khác cần rất

nhiều tiền của và công sức; nhiều đến mức mà nhiều khi nguồn lực trong nước

không thể đáp ứng hết. Theo phân tích của TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư

Savills Việt Nam, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đã đem lại một nguồn

Nam

so với nếu chỉ có riêng dòng vốn nội địa tham gia. Nền kinh tế sẽ được hưởng lợi

thuần túy từ sự hiện diện của một dòng vốn lớn.

- Tăng tính cạnh tranh, làm thị trường BĐS trở nên hoàn hảo hơn:

Việc tăng trưởng của luồng vốn "ngoại" này đã làm sôi động lại thị trường BĐS và tạo ra những cuộc chạy đua của các nhà đầu tư tầm cỡ. BĐS có đặc điểm là

tính cá biệt rất rõ ràng không thể có hai loại BĐS giống hệt nhau. Nhà đầu tư nào

“vào” trước sẽ chiếm được vị trí đắc địa hơn. Việc cạnh tranh có thể diễn ra giữa

các nhà đầu tư nước ngoài với các nhà đầu tư trong nước, hoặc cũng có thể giữa các

nhà đầu tư nước ngoài với nhau đã làm cho thị trường BĐS ở nước nhận đầu tư trở

nên có tính chọn lọc hơn. Cạnh tranh dẫn đến chọn lọc tự nhiên, chọn ra những nhà

đầu tư có uy tín, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính tốt hơn, mang lại lợi ích cho người sử dụng và góp phần tạo ra mọt môi trường đầu tư lành mạnh, phát triền bền

vững.

- Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý:

Đặc trưng của việc thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực BĐS là các nhà đầu tư

nước ngoài không chỉ đem vốn “đổ” vào lĩnh vực BĐS mà còn mang theo vào nước

nhận đầu tư những công nghệ hiện đại, bí quyết quản lý điều hành kinh doanh BĐS

tiên tiến, nguồn lao động với trình độ cao. Những nhà đầu tư nước ngoài này đã

thành công ở lĩnh vực BĐS trên chính nước mình và nhiều nước khác trên thế giới.

Họ có kinh nghiệm kinh doanh phong phú; trình độ quản lý giỏi; công nghệ mới hiện đại. Ngoài việc nguồn lợi trực tiếp từ việc bổ sung vốn, đây là một điểm cộng

quý giá mà nhà đầu tư nước ngoài mang lại cho thị trường BĐS Việt Nam.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng số lượng việc làm:

Khi những dự án BĐS do nhà đầu tư nước ngoài đảm nhiệm được cấp phép thì

dự án đó cần đến nhiều nhân công để triển khai và hoàn thành. Nước chủ đầu tư đã

tạo ra công ăn việc làm mới cho những người dân của nước tiếp nhận đầu tư. Không

những số lượng lao động được tăng lên mà chất lượng nguồn nhân lực cũng được

cải thiện, khả năng thích ứng của nhân lực lĩnh vực BĐS cũng được tăng lên để phù

hợp với yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài.

- Tăng nguồn thu ngân sách:

Một lợi ích quan trọng khác nữa của vốn đầu tư FDI là nguồn thu thuế từ thuế

thu nhập doanh nghiệp của những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh BĐS

và thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất,... để tăng nguồn thu cho ngân

sách nhà nước. Càng có nhiều dự án đầu tư BĐS thì càng nhiều tiền được thu cho

ngân sách. Có thể thấy rằng dòng vốn FDI nói chung và FDI đầu tư vào lĩnh vực

BĐS nói riêng ngày càng đóng góp nhiều hơn trong tổng nguồn thu cho ngân sách.

Đây là một nguồn thu quan trọng, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.

26

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của hàn quốc vào lĩnh vực bất động sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)