Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 và nghị định 76/2015/NĐ-CP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của hàn quốc vào lĩnh vực bất động sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 78)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2.2. Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 và nghị định 76/2015/NĐ-CP

76/2015/NĐ-CP

hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh Bất động sản 2014

*Luật Kinh doanh BĐS 2014 (Số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014 có hiệu

lực từ ngày 1/7/2015) là một trong những văn bản pháp quy quan trọng mà các nhà

đầu tư phải tham khảo khi quyết định đầu tư vào kinh doanh BĐS hay kinh doanh

dịch vụ BĐS tại Việt Nam.

Luật Kinh doanh BĐS 2014 ra đời để thay thế Luật Kinh doanh BĐS 2006 có

hiệu lực trong vòng 8 năm từ ngày 1/1/2007 đến 30/06/2015. Trong đó có một số

đặc điểm và thay đổi quan trọng mà các nhà đầu tư phải chú ý.

Nói chung, Luật Kinh doanh BĐS tại 2014 đã giải thích rõ được khái niệm kinh doanh BĐS. Theo đó, hoạt động kinh doanh BĐS “là việc đầu tư vốn để thực

hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho

33

thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS; thực hiện dịch vụ môi giới BĐS; dịch vụ sàn

giao dịch BĐS; dịch vụ tư vấn BĐS hoặc quản lý BĐS nhằm mục đích sinh lợi.”

(Luật Kinh doanh BĐS 2014, khoản 1, điều 3)

Luật cũng đã quy định rõ về vốn pháp định bắt buộc để một tổ chức, cá nhân

có thể thực hiện hoạt động kinh doanh BĐS. Theo đó, Tổ chức, cá nhân kinh doanh

BĐS phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh

nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp các tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua BĐS quy

mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê

khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Luật cũng chỉ ra rõ phạm vi kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân trong nước,

ngoài.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả chỉ tập trung đề cập đến trường

hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài được kinh doanh BĐS dưới các hình thức sau đây:

- Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

- Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho

thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho

thuê, cho thuê mua;

- Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án BĐS của chủ đầu tư để

xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

- Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho

thuê, cho thuê mua;

- Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu

công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để

kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

Cũng theo quy định của luật này, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền kinh doanh các

34

dịch vụ môi giới BĐS, sàn giao dịch BĐS, tư vấn BĐS, quản lý BĐS. Có thể thấy

rằng, luật kinh doanh BĐS của Việt Nam có phân chia rõ ràng phạm vi kinh doanh

BĐS và dịch vụ BĐS giữa tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, trong bối cảnh các dự án chung cư được cấp phép hàng loạt để đáp

ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của xã hội khi mà quỹ đất thì hạn hẹp, Nhà nước

ta cũng đã kịp thời bổ sung các quy định cụ thể về việc kinh doanh BĐS hình thành

trong tương lai. Theo đó, chủ đầu tư dự án BĐS trước khi bán, cho thuê mua nhà ở

hình thành trong tương lai phải được tổ chức tài chính hoặc tổ chức tín dụng được

phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện bảo lãnh việc bán, cho thuê mua nhà ở hình

thành trong tương lai.

* Nghị định 76/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh BĐS 2014

Nghị định 76/2015/NĐ-CP ra đời nhằm đưa ra một số hướng dẫn chi tiết để thi

hành Luật Kinh doanh BĐS 2014. Trong nghị định này có một số điểm đáng chú ý

như sau: Mức vốn pháp định quy định để một tổ chức, cá nhân có thể thực hiện

hoạt

động kinh doanh BĐS trong luật kinh doanh BĐS 2015 được xác định căn cứ vào

số vốn điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật về doanh

nghiệp, pháp luật về hợp tác xã.

Nghị định này cũng có hướng dẫn chi tiết về các trình tự thủ tục chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn và nhà ở hình thành

trong tương lai. Ngoài ra, các loại hợp đồng mẫu cũng được giới thiệu để các nhà

đầu tư có thể tham khảo trong quá trình ký kết giao dịch liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của hàn quốc vào lĩnh vực bất động sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)