7. Kết cấu của luận văn:
2.3.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
tác
động từ chính sách pháp luật rất rõ nét. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện
những chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS để khuyến
khích đầu tư vào lĩnh vực này hơn nữa.
2.3. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất động sản sản
Việt Nam
2.3.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam Nam
Năm 2017 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,81%, là nước có tốc độ
tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á và là một trong những nước có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới (Tổng cục Thống kê, 2018). Ngoài ra, năng lực
cạnh tranh của Việt Nam cũng được Diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng tăng 5 bậc,
lên thứ 55/137 (Tổng cục Hải Quan, 2017), Ngân hàng Thế giới cũng ghi nhận thành tựu của Việt Nam bằng cách tăng thứ hạng môi trường kinh doanh 14 bậc, lên
39
tình
hình chính trị ổn định của Việt Nam cũng là một yếu tố quan trọng khiến các nhà
đầu tư nước ngoài an tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa, với số dân hơn 100
triệu người, Việt Nam có lợi thế nguồn lao động dồi dào, chất lượng và chi phí lao
động rất cạnh tranh. Thêm vào đó, với 12 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã
được ký kết và 4 hiệp định đang được đàm phán, Việt Nam đang hứa hẹn sẽ hội
nhập ngày càng sâu rộng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư
vào Việt Nam.
Trong 12 tháng năm 2017, tổng số vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam đạt 35.883,85 triệu USD, tăng 44,4% so với năm 2016. Ngoài ra, số vốn thực hiện cũng
đạt kỷ lục là 17.500 triệu USD, tăng 10,8% so với năm 2016 (Bộ Tài Chính, 2018).
Những con số kỷ lục này chứng tỏ các nhà đầu tư quốc tế đang rất quan tâm tới Việt
Nam. Theo như số liệu thống kê của bảng “FDI vào Việt Nam theo đối tác” (Phụ
lục 1) về tình hình thu hút FDI của Việt Nam từ năm 1988-2017, top 5 nhà đầu tư
nước ngoài đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Quần đảo Virgin thuộc Anh. So với năm 2016, thứ tự này không có gì thay đổi.
Cũng theo số liệu thống kê trong bảng nói trên, tính đến thời điểm tháng 12
năm 2017, trong số 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam thì
Hàn Quốc hiện đứng đầu về tổng vốn đầu tư với 6.532 dự án và 57.659,54 triệu
USD. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng gắn bó không chỉ trên
những lĩnh vực về văn hoá, chính trị mà mối quan hệ này còn được thể hiện gắn bó
hơn nữa trên lĩnh vực kinh tế. Hàn Quốc càng ngày càng chứng tỏ là một đối tác
quan trọng của Việt Nam. Nếu Việt Nam thực sự biết nắm bắt cơ hội, tạo điều kiện
hơn nữa cho các nhà đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ, hợp tác cùng họ, cùng chung vai
chung sức với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hàn Quốc nói
riêng thì tin rằng số vốn thực hiện đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng lên một cách đáng
kể. 40
Bảng 2.1: Cơ cấu FDI của Hàn Quốc theo ngành (chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2017)
STT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư (tỷ USD)
1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 3.756 40,58 2 Kinh doanh BĐS 105 9,06
3 Xây dựng 827 3,20 4 Vận tải kho bãi 118 1,28 5 Nghệ thuật và giải trí 54 0,98
6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 279 0,97 7 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 238 0,35
8 Y tế và trợ giúp xã hội 26 0,32 9 Khai khoáng 2 0,18
10 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 9 0,15 11 Thông tin và truyền thông 152 0,12 12 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 55 0,12 13 Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 389 0,11
14 Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa 45 0,09
15 Dịch vụ khác 373 0,07
16 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 38 0,05 17 Cấp nước, xử lý chất thải 8 0,02 18 Giáo dục và đào tạo 58 0,01 Tổng cộng 6.532 57,66
(Nguồn: Tổng hợp dữ liệu của Cục Đầu tư Nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
tác giả tự tổng hợp)
41
Nhìn vào bảng Cơ cấu FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam thì có thể thấy rằng,
tính đến hết năm 2017, các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập
trung vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo với 3.756 dự án có tổng số vốn đăng
ký lên tới hơn 41,92 tỷ USD, chiếm 57,5% tổng dự án và 70,38% tổng vốn đầu tư.
Xếp thứ 2 là ngành kinh doanh BĐS với 105 dự án có tổng vốn đầu tư là 9,06 tỷ
USD, chiếm 1,61% số dự án và 15,71% tổng vốn đầu tư. Kế đến là ngành xây dựng
cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư Hàn Quốc với 827 dự án, có tổng
vốn đầu tư là 3,2 tỷ USD, chiếm 12,66% số lượng dự án và 5,55% tổng vốn đầu tư.
Như vậy, dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy được cơ cấu FDI của Hàn
Quốc vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào ba ngành là công nghiệp chế biến chế tạo,
kinh doanh BĐS và xây dựng. Tuy vậy, tỷ trọng phân bổ của 3 ngành này cũng không đều nhau. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo với số lượng dự án
áp đảo, gấp nhiều lần số lượng dự án các ngành còn lại. Cụ thể gấp 32 lần số lượng
dự án của Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh BĐS. Tuy số lượng dự án
chênh lệch như vậy, xét về tổng vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo chỉ gấp hơn 5 lần tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực xếp thứ hai
là kinh doanh BĐS. Tiếp đến ngành xây dựng cũng có số lượng dự án đầu tư không
nhỏ, tuy nhiên quy mô không lớn nên tổng vốn đầu tư cũng chỉ bằng gần nửa số vốn
mà ngành kinh doanh BĐS thu hút được.
Ngoài ra, xét về hình thức đầu tư, thì cũng giống như đại đa số các nhà đầu tư
nước ngoài khác, phần lớn các nhà đầu tư Hàn Quốc lựa chọn hình thức đầu tư 100%
vốn nước ngoài, chiếm đến hơn 70% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Với hình thức
đầu tư này, các nhà đầu tư nước ngoài nắm toàn quyền quản lý dự án, các vị trí quan
trọng đều được đảm nhiệm bởi người của nước chủ đầu tư. Do vậy, nước tiếp nhận
đầu tư, trong trường hợp này là nước ta, khó có thể tiếp cận được kinh nghiệm quản
lý, công nghệ và khó kiểm soát được đối tác đầu tư nước ngoài. Bên cạnh những
nhược điểm này, thì hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài cũng có một số ưu điểm
phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam, góp phần tạo hàng ngàn công ăn
việc làm cho người lao động, thu tiền thuê đất, tiền thuế mà không phải chịu rủi ro
trong kinh doanh.
42
2.3.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất động sản động sản
Việt Nam (giai đoạn 1988- 2017)
2.3.2.1. Quy mô vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất động sản
Việt Nam
a. Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất động sản so với tổng vốn
20/12/2017)
So với tổng số vốn FDI của Hàn Quốc: Nhìn vào bảng 2.2 bên dưới, ta có thể
thấy rằng, lũy tiến đến hết năm 2017, vốn đầu tư của Hàn Quốc vào ngành kinh
doanh BĐS đạt 105 dự án với tổng vốn đầu tư 9.06 tỷ USD, chiếm 1.61% số dự án
và 15.71% tổng vốn đầu tư mà ngành BĐS Việt Nam thu hút được. Tuy nhiên, quy
mô trung bình của các dự án chỉ đạt 86,27 triệu USD, tương đương quy mô trung
bình tất cả các ngành là 83,72 triệu USD, chứng tỏ các nhà đầu tư Hàn Quốc đang
đầu tư vào ngành BĐS Việt Nam với quy mô tương đối nhỏ.
So với các nước khác: Tính đến ngày hết năm 2017, toàn nước ta đã có 635 dự
án FDI trong lĩnh vực kinh doanh BĐS với tổng số vốn đăng ký khoảng 53,16 tỷ
USD, chiếm 2,57% tổng số dự án và 16,68% tổng vốn đầu tư của cả nước, đứng thứ
ba về ngành lĩnh vực thu hút FDI. Quy mô bình quân dự án trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản là 83,72 triệu
USD.
Trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh
doanh BĐS thì Singapore dẫn đầu với 95 dự án và 10,08 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm
14,96% tổng số dự án và 18,88% tổng vốn đầu tư của toàn ngành kinh doanh BĐS).
Đứng thứ hai là Hàn Quốc với hơn 105 dự án và gần 9,06 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 16,54% tổng số dự án và 17,04% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Đứng
thư ba là BritishVirginIsland với 83 dự án và 6,18 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 13,07% tổng số dự án và 11,63% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Các quốc gia,
vùng lãnh thổ khác cũng có số dự án lớn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản là
là Malaysia, Canada, Hong Kong, Hoa Kỳ...
43
Bảng 2.2: 10 đối tác FDI nước ngoài lớn nhất vào lĩnh vực BĐS Việt Nam (lũy tiến từ 01/01/1988 – 20/12/2017)
STT Đối tác đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) 1 Singapore 95 10.037.825.467 2 Hàn Quốc 105 9.058.727.523 3 BritishVirginIslands 83 6.184.961.525 4 Malaysia 19 5.548.871.840 5 Canada 5 4.256.080.697 6 Hồng Kông 56 2.586.365.789 7 Hoa Kỳ 18 2.105.490.980 8 Samoa 4 1.876.689.663 9 Đài Loan 33 1.738.330.032 10 Nhật Bản 52 1.699.759.590 11 Các quốc gia khác 165 8.071.606.895 Tổng 635 53.164.710.000
(Nguồn: Tổng hợp dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
tác giả tự tổng hợp)
Canada với quy mô trung bình hơn 851 triệu USD (5 dự án với tổng vốn đầu tư 4,26
tỷ USD). Đứng thứ hai là các dự án của Nhà nước Độc lập Samoa, một quốc gia nằm ở phía Tây quần đảo Samoa, thuộc Nam Thái Bình Dương với quy mô trung
bình xấp xỉ 469 triệu USD (4 dự án với tổng vốn đầu tư 1,88 tỷ USD). Tiếp đến là các nhà đầu tư đến từ Malaysia với quy mô trung bình hơn 292 triệu USD (19 dự án
với tổng đầu tư 5,55 tỷ USD). Quy mô trung bình của các dự án kinh doanh BĐS của các nhà đầu tư Hàn Quốc chỉ hơn 86 triệu USD, bằng 1/10 quy mô trung bình
44
của các dự án đầu tư bởi Canada, điều này chứng tỏ các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu
tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam với quy mô khá nhỏ, tâm lý đầu tư cầm chừng nghe
ngóng thị trường.
Trong tổng số 10 quốc gia và vùng lãnh thổ FDI lớn nhất vào lĩnh vực BĐS
Việt Nam thì có 2 nước là các nước Đông Nam Á (Singapore, Malaysia), và 7 nước
là các nước trong Khối hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) (Singapore, Hàn Quốc, Maylaysia, Canada, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Nhật Bản). Sở dĩ
các nhà đầu tư trong khối APEC chiếm tới tận 65% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực
BĐS ở Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của APEC với nền kinh tế Việt Nam nói
chung và thị trường BĐS nói riêng.
Dương
với Việt Nam, mặc dù quy mô trung bình của các dự án tương đối khiêm tốn so với
các quốc gia khác trong top 10 quốc gia FDI nhiều nhất vào lĩnh vực kinh doanh
BĐS tại Việt Nam, số lượng dự án của các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc nhiều nhất;
do vậy, xét về tổng vốn đầu tư thì Hàn Quốc vẫn đứng thứ hai. Điều này cho thấy,
các nhà đầu tư Hàn Quốc đã thấy tiềm năng của thị trường BĐS Việt Nam, có cơ sở
để hy vọng Hàn Quốc sẽ ngày càng khẳng định là một đối tác chiến lược của Việt
Nam trong việc đầu tư phát triển lĩnh vực BĐS trong nước.
b. Quy mô đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực BĐS Việt Nam qua từng năm (giai đoạn 1988-2017)
Giai đoạn 1991-1997
Hàn Quốc chỉ chính thức đầu tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam từ năm 1991,
mặc dù Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam từ 1988 khi Luật đầu tư nước ngoài của
Việt Nam ra đời nhưng khi đó Hàn Quốc chưa đầu tư vào BĐS. Năm 1992 là năm
chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Trước đó một năm Hàn Quốc đã bắt đầu đầu tư vào BĐS Việt Nam nhưng lượng
vốn FDI đổ vào lĩnh vực này rất khiêm tốn chưa đến 7 triệu USD, chỉ với hai dự án.
Năm 1992 lại không có đầu tư của Hàn Quốc vào BĐS Việt Nam. Đến năm 1993
mới có một dự án 5 triệu USD, vào năm này Luật đất đai của Việt Nam lần đầu ra
45
Bảng 2.3: FDI Hàn Quốc vào lĩnh vực BĐS Việt Nam theo năm
Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư vào BĐS (USD)
Tổng vốn đầu tư lũy tiến vào BĐS (USD)
1991 2 6.794.490 6.794.490 1993 1 5.000.000 11.794.490 1993 1 5.000.000 11.794.490 1995 1 91.941.635 103.736.125 1996 7 495.277.404 599.013.529 1997 1 59.911.360 658.924.889 1999 1 1.500.000 660.424.889 2000 0 0 660.424.889 2003 2 9.950.000 670.374.889 2004 2 58.548.220 728,923,109 2005 4 70.281.880 799,204,989 2006 10 896.397.175 1.695.602.164 2007 19 2.609.624.413 4.305.226.577 2008-2011 21 2.116.458.445 6.421.685.022 2012-2014 10 568.314.978 6,990,000,000 2015-2017 24 2.068.727.523 9.058.727.523 TỔNG 105 9.058.727.523 9.058.727.523
(Nguồn: Tổng hợp dữ liệu của Cục Đầu tư Nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
tác giả tự tổng hợp)
đời, chính thức thừa nhận sự tồn tại của thị trường BĐS Việt Nam. Chính từ năm này thì mới mở đường cho các nước đầu tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam nở rộ, các
vào
BĐS Việt Nam (7 dự án chính thức). Nhưng sau đó sau năm 1997 do cuộc khủng
46
hoảng tài chính ở Châu Á nên lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nước Châu Á
khác hầu hết là giảm, Hàn Quốc cũng vậy: Đầu tư vào Việt Nam giảm sút kéo theo
đầu tư vào lĩnh vực BĐS cũng trầm lắng theo.
Giai đoạn 1997-2005
Giai đoạn 1997-2000 giảm sút nghiêm trọng từ gần 60 triệu USD năm 1997
xuống còn khoảng hơn 1 triệu USD năm 1999 và đến năm 2000 thì không có đầu
tư. Năm 2000 Hàn Quốc không đầu tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam. Có thể là có
nhiều nguyên nhân cho việc này nhưng có lẽ là do Hàn Quốc muốn tập trung đầu tư
vào BĐS của chính nước mình. Vì giai đoạn này là giai đoạn nở rộ về kinh doanh
bất động sản ở Hàn Quốc, đặc biệt là tại thủ đô Seoul. Sau cuộc khủng hoảng kinh
tế Châu Á năm 1997, chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế trong
đó có việc sửa đổi vài luật liên quan, tháng 6/1998 chính phủ Hàn Quốc đã sửa luật
và cho phép những công ty và cá nhân nước ngoài được đầu tư vào thị trường BĐS
Hàn Quốc, thị trường mà trước đó là hoàn toàn đóng với người nước ngoài. Không
chỉ dừng lại ở đó Hàn Quốc còn tiến hành một loại sửa đổi “đạo luật đất đai dành
cho người nước ngoài”- Alien Land Act đạo luật này cho người nước ngoài những
quyền và nghĩ vụ như người Hàn Quốc trong việc sở hữu đất đai. Chính những sửa
đổi cải cách của chính phủ Hàn Quốc đã làm cho thị trường BĐS Hàn Quốc thay
đổi sâu sắc từ một thị trường đóng nhất trở thành một thị trường BĐS mở nhất trên
thế giới. Cũng chính vì vậy mà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS Hàn Quốc tăng
lên nhanh chóng từ những năm 1998, 1999. Đất đai Hàn Quốc tăng giá nhanh