Đầu tư – kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của hàn quốc vào lĩnh vực bất động sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 66)

7. Kết cấu của luận văn:

2.1.2. Đầu tư – kinh doanh

FDI luôn là điểm sáng trong quan hệ hai nước, Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư

lớn nhất tại Việt Nam và Việt Nam là đối tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 4 của

Hàn Quốc (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông). Tính đến hết năm 2017, Hàn

Quốc có khoảng 6.500 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 57,66 tỷ

USD, chiếm 26,4% về số dự án và 18,1% về tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam

(Cục Đầu tư Nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017). Với kết quả này, Hàn

Quốc là nhà đầu tư số 1 trong tổng số 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại

nước ta hiện nay.

Quy mô trung bình mỗi dự án FDI của Hàn Quốc là 8,83 triệu USD, bằng 69%

quy mô trung bình các dự án FDI tại Việt Nam (do có nhiều dự án nhỏ trong lĩnh

vực dịch vụ). Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc là thành phần quan trọng của nền kinh

tế Việt Nam, sử dụng khoảng 700 nghìn lao động và đóng góp khoảng 30% tổng giá

trị xuất khẩu của Việt Nam. FDI của Hàn Quốc chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp

chế biến, chế tạo (84% tổng vốn đăng ký), Kinh doanh BĐS, Xây dựng ... trong đó

đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng mạnh từ năm

2009, từ mức 60% giai đoạn trước lên mức trên 80% hiện nay. Ngoài ra, đầu tư vào

lĩnh vực sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử, công nghiệp, công nghệ cao chiếm ưu thế

so với các dự án công nghiệp nhẹ, thâm dụng lao động trước đây.

Cùng với sự tham gia của các Tập đoàn công nghiệp lớn của Hàn Quốc như

Samsung, LG, Doosan, Kumho, Posco, Lotte, GS, Hyosung và các công ty vệ tinh,

các dự án FDI từ Hàn Quốc thời gian qua có xu hướng tập trung vào lĩnh vực công

nghiệp chế biến, chế tạo và đầu tư theo hình thức 100% vốn FDI. Trong đó, doanh

nghiệp có gốc Hàn Quốc là đối tác đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế tạo sản phẩm

điện tử lớn nhất tại Việt Nam với tổng giá trị lũy kế đạt trên 21 tỷ USD thông qua

hơn 150 dự án chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh (Cục Đầu tư

Nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017)

Trong 12 tháng năm 2017, Hàn Quốc là đối tác FDI lớn thứ 2 của Việt Nam

với 1.287 dự án đầu tư đăng ký cấp mới và tăng vốn (861 dự án cấp mới và 426 dự

28

án tăng vốn), 1.319 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 8,5 tỷ USD, chiếm 23,67% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Trong đó, thành

phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Bình Dương, Hà Nội, Khánh Hòa và Nam

Định... là những địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong 12 tháng năm 2017

(Cục Đầu tư Nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017).

Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất, sự am hiểu

thị trường bản địa, nới lỏng điều kiện đầu tư theo cam kết khi gia nhập các tổ chức

quốc tế của Việt Nam... doanh nghiệp Hàn Quốc có xu hướng ưu tiên đầu tư theo

hình thức 100% vốn FDI (với tỷ lệ trên 90% hiện nay so với dưới 80% giai đoạn

trước năm 2005).

Tính tới nay, Việt Nam hiện có 28 dự án đầu tư sang Hàn Quốc, với tổng số

vốn đầu tư là 14,4 triệu USD. Các dự án đều có quy mô nhỏ chủ yếu trên lĩnh vực

dịch vụ, thương mại (trung bình mỗi dự án có quy mô 514 nghìn USD).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của hàn quốc vào lĩnh vực bất động sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)