7. Kết cấu của luận văn:
2.2.4. Luật Nhà ở
Luật Nhà ở 2014 (Số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015) là một bước ngoặt mang tính đột phá trong việc quản lý nhà ở tại Việt
Nam, đáp ứng được mong chờ của rất nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh
sống và làm việc tại Việt Nam. Theo đó, kể từ ngày văn bản luật này có hiệu lực,
các tổ chức, các nhân nước ngoài đáp thuộc một trong những nhóm sau đây sẽ có
quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam với thời hạn tối đa là 50 năm kể từ ngày cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất (đối với cá nhân nước ngoài), và thời hạn tương
38
với tổ
chức nước ngoài): a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự
án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt
động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); c) Cá nhân nước
ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Ngoài ra, luật cũng quy định rõ một số điều kiện cơ bản cũng như một số giới
hạn khi cấp các quyền của chủ sở hữu nhà ở cho công dân Việt Nam cho tổ chức, cá
nhân nước ngoài như tỷ lệ số lượng căn hộ sở hữu bởi tổ chức, cá nhân nước ngoài
không được vượt quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư, và 250 căn nhà
riêng lẻ, biệt thự, liền kề trong một khu vực cư dân tương đương với một đơn vị
hành chính cấp phường. Mặc dù vậy, đây có thể nói là một chính sách rất “mở” của
Nhà nước để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và cũng là động thái tác động tích
Đầu tư vào lĩnh vực BĐS ở bất kỳ đâu trên thế giới đều chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của luật pháp. Việt Nam cũng vậy, đầu tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam chịu tác
động từ chính sách pháp luật rất rõ nét. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện
những chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS để khuyến
khích đầu tư vào lĩnh vực này hơn nữa.