7. Kết cấu của luận văn:
2.1. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong giai đoạn hiện nay
nay
2.1.1. Thương mại
Hàn Quốc có vị trí quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2017, hơn 1 năm sau ngày
20/12/2015), Hàn Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ vươn lên trở thành đối tác thương mại
hàng hóa lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau thị trường Trung Quốc. Xuất nhập khẩu
hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt gần 61,6 tỷ USD tăng 41,3% so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 14,82 tỷ USD (bằng 6,9% tổng
xuất khẩu của Việt Nam) và nhập khẩu của Việt Nam là 46,73 tỷ USD (bằng 22,1%
tổng nhập khẩu của Việt Nam) (Tổng cục Hải Quan, 2017). Những mặt hàng nhập
khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc là điện tử, điện thoại, vải, nguyên liệu, sắt thép, máy
móc thiết bị... Xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là sản phẩm dệt may và sợi, thủy
sản, dầu thô, phương tiện vận tải, gỗ và sản phẩm từ gỗ...
Vấn đề chính của Việt Nam khi trao đổi thương mại với Hàn Quốc là nhập siêu lớn. Thâm hụt thương mại với Hàn Quốc luôn là cao nhất trong số các nước có
quan hệ thương mại với Việt Nam, từ mức 14 tỷ USD các năm 2013, 2014, 18,7 tỷ
USD các năm 2015, 2016 và lên tới 31,91 tỷ USD năm 2017. Một năm sau khi Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc VKFTA được ký kết và có hiệu lực,
tỷ lệ nhập siêu trên tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc không những giảm mà còn tăng lên với mức độ đáng kể. Trong năm 2017, cơ cấu
nhập
khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là 3 nhóm: nhóm máy vi tính sản phẩm điện tử và linh
kiện (15,33 tỷ USD, chiếm 32,8% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc), nhóm
hàng máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và xuất khẩu
(8,63 tỷ USD, chiếm 18,47% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc) và nhóm điện thoại các loại và linh kiện (6,18 tỷ USD, chiếm 13,22% tổng kim ngạch nhập
khẩu từ Hàn Quốc) (Tổng cục Hải Quan, 2017).
27