Hợp tác phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của hàn quốc vào lĩnh vực bất động sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 70)

7. Kết cấu của luận văn:

2.1.3. Hợp tác phát triển

Việt Nam là đối tác ưu tiên hàng đầu mà Hàn Quốc cung cấp hỗ trợ phát triển

(nhận khoảng 20% tổng viện trợ của Hàn Quốc). Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc

đang xây dựng Chiến lược đối tác phát triển (CPS) với Việt Nam cho thời kỳ 2016-

2020 với dự kiến 70% tổng viện trợ sẽ dành cho 4 lĩnh vực ưu tiên là giao thông,

nước và y tế, quản lý nhà nước, giáo dục.

Viện trợ không hoàn lại chủ yếu do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc phụ trách. Ngoài ra, viện trợ không hoàn

lại được cung cấp cho Việt Nam thông qua các cơ quan Chính phủ Hàn Quốc dùng

để hỗ trợ đối tác Việt Nam. Viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc dành cho Việt

triển

nguồn nhân lực, biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo, thông tin – truyền thông,

khoa học công nghệ và phát triển đô thị.

Từ năm 1992 đến năm 2015, Hàn Quốc đã cho Việt Nam vay vốn dưới các

hình thức ODA, song phương có lãi suất khoảng 2,8 tỷ USD với mức hỗ trợ tăng

dần hằng năm, tập trung chủ yếu vào hạ tầng quy mô lớn, đường sắt, y tế, công

29

nghệ thông tin.. Hàn Quốc còn hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực thông qua

các khóa đào tạo ngắn và dài hạn; cử tình nguyện viên sang Việt Nam; cung cấp hỗ

trợ kỹ thuật qua Đối tác chia sẻ kinh nghiệm phát triển. Ngoài ra, KOICA dành một

phần nguồn lực đóng góp cho hợp tác tài chính giữa hai nước, như đang triển khai

nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi Dự án Tuyến Metro số 5, giai đoạn 2

tại thành phố Hồ Chí Minh (Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, 2017).

Trong giai đoạn 2016-2020, một số lĩnh vực sẽ được ưu tiên: phát triển nông

thôn, y tế, hạ tầng (giao thông, đô thị, cấp thoát nước), ứng phó biến đổi khí hậu và

tăng trưởng xanh, năng lượng, quản lý nhà nước. Ngoài ra, KOICA sẽ tiếp tục dành

một phần nguồn lực đóng góp cho hợp tác tài chính giữa hai nước, trước mắt là hỗ

trợ kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị và giao thông.

Ngoài viện trợ do KOICA cung cấp, các cơ quan Chính phủ Hàn Quốc cũng

có những chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ trực tiếp đối tác Việt Nam thông

qua nhiều hình thức khác nhau. Nguồn hỗ trợ ngoài KOICA này có xu hướng tăng

lên trong thời gian gần đây.

Hàn Quốc đã cung cấp vốn vay ODA cho Việt Nam tương đối sớm thông qua

Quỹ Hợp tác Phát triển Kinh tế Hàn Quốc do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc

quản lý. Vốn vay ODA ưu đãi của Hàn Quốc chủ yếu cho các lĩnh vực hạ tầng kinh

tế - xã hội như công trình giao thông, y tế, cấp thoát nước, đào tạo nghề...

Trước năm 2008, quy mô các khoản vay của Hàn Quốc dành cho Việt Nam

còn nhỏ và chưa được đưa vào kế hoạch nhiều năm. Cụ thể, từ năm 1992 tới 2008,

Hàn Quốc cho Việt Nam vay 13 dự án tổng trị giá 600 triệu USD. Từ 2008, Hàn

Hiệp

định khung giai đoạn 2008-2011 trị giá 1 tỷ USD và Hiệp định khung giai đoạn 2012-2015 trị giá 1,2 tỷ USD. Đến hết năm 2015, về cơ bản hai bên đã ký kết hiệp

định vay hoặc hoàn thành lực chọn, thẩm định các dự án để kết thúc các hiệp định

vay giai đoạn 2008-2011 và 2012-2015. Tổng cộng gần 60 dự án trị giá khoảng 2,8

tỷ USD đã được Chính phủ Hàn Quốc ký hiệp định vay hoặc cam kết cung cấp tín

30

dụng cho Việt Nam từ năm 1992 đến hết năm 2015 (Cục Đầu tư Nước ngoài – Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, 2016).

Tiến độ giải ngân và thực hiện các dự án vay vốn Hàn Quốc đạt kết quả tốt,

chất lượng các dự án do phía Hàn Quốc tài trợ và nhà thầu Hàn Quốc thực hiện về

cơ bản đạt yêu cầu đề ra. Hiện đang có 34 dự án với tổng vốn cam kết 1,7 tỷ USD

đang được triển khai thực hiện và đã giải ngân được hơn 0,9 tỷ USD.

Ngày 8/11/2017, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định cho các khoản

tín dụng từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) giai đoạn 2016- 2020.

Hiệp định khung 2016- 2020 gồm 10 điều, quy định việc Chính phủ Hàn Quốc cung

cấp cho Chính phủ Việt Nam khoản tín dụng ODA trị giá 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2016- 2020 cùng một số điều kiện cơ bản đi kèm. Khoản tín dụng này sẽ được

sử dụng để tài trợ cho các dự án do Chính phủ hai nước lựa chọn. Hiệp định tín

dụng khung 2016- 2020 gồm những nội dung, quy định về quy mô và điều kiện vay;

quy trình trao đổi, ký kết, thực hiện, giải ngân dự án; ưu đãi của phía Việt Nam đối

với các dự án sử dụng vốn vay ODA Hàn Quốc và văn phòng đại diện EDCF tại

Việt Nam. Việc ký kết hiệp định tín dụng khung 2016- 2020 nhằm tạo khuôn khổ

pháp lý về phía Hàn Quốc cung cấp vốn vay ODA cho Việt Nam và phía Việt Nam

tiếp nhận vốn vay ODA từ Hàn Quốc, đồng thời tạo cơ sở để hai phía tiến hành lựa

chọn và triển khai thực hiện các dự án sử dụng EDCF trong giai đoạn 2016 – 2020

(Báo Điện tử VOV, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp của hàn quốc vào lĩnh vực bất động sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)