7. Kết cấu của luận văn
1.2.1.1. Kinh nghiệm củaNgân hàng Thương mại Cổ phần Quân độ
(MBBank)
MBBank là một NHTMCP phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của MBBank hiện tại đã đạt con số 11.594 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 200.489 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2000, hiện nay đã lên đến gần 191 điểm giao dịch trên toàn quốc. Để đạt được kết quả này đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của toàn ngân hàng, trong đó phải kể đến sự đóng góp của khối marketing. Trong những năm vừa qua hoạt động marketing đối với MBBank tương đối đầy đủ các chính sách bộ phận, có sự liên kết lẫn nhau giữa những chính sách này giúp đi sâu đi sát vào các hoạt động cả về chất và về lượng. Điều đó đã đem lại những kết quả khả quan, tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng lên, lượng khách hàng tăng lên, số lượng giao dịch của ngân hàng bình quân trong tháng tăng lên, đây là điều kiện để
ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, sự gia tăng này cũng phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán (MBbank, 2018).
Đặc biệt, ngân hàng đã biết phát huy lợi thế của mình đó là “Sức mạnh của Quân đội”, các chính sách xúc tiến hỗn hợp được đưa ra đều nhằm tận dụng thế mạnh của mình trong việc nhận diện thương hiệu thông qua các chương trình truyền hình lớn, thu hút được nhiều khách hàng hơn, tạo lòng tin trong lòng dân chúng. Cùng với đó là việc hiện đại hóa công nghệ cho các hoạt động của ngân hàng đã tạo rất nhiều thuận lợi trong giao dịch cho khách hàng. Trong đó phải kể đến các dịch vụ như Mobile Bankplus - Đây là dịch vụ hợp tác giữa ngân hàng quân đội và Viettel giúp khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển tiền qua điện thoại di động một cách nhanh chóng, an toàn, đơn giản, mọi lúc mọi nơi; ngoài ra còn có dịch vụ MB Plus - giúp khách hàng quản lý tài khoản ngân hàng, thanh toán, chuyển tiền mọi lúc, mọi nơi thông qua ứng dụng được cài đặt trên thiết bị di động (điện thoại di động, máy tính bảng) (MBbank, 2018).
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank)
VPBank là một trong những NHTMCP thành lập sớm nhất tại Việt Nam, ngân hàng luôn có những bước đi vững chắc trong quá trình phát triển của mình. Trong những năm gần đây, VPBank đã có những bước tăng trưởng vượt bậc và đạt được những thành công nhất định. Đạt giải thưởng ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam do Global Banking & Finance Review trao tặng; giải thanh toán xuất sắc do Citibank trao; giải ngân hàng có Chất lượng dịch vụ tốt nhất 2014 do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam bầu chọn; Thực hiện một loạt công cụ chuyển đổi mô hình bán hàng và mô hình vận hành. Để đạt được những thành công trên phải kể đến sự đóng góp của công tác marketing. Hoạt động marketing mà VPBank áp dụng đã kết hợp được các nguồn lực với nhau để hướng tới mục tiêu chung cho sự phát triển của ngân hàng nói chung (VPBank, 2018).
VPBank đã từng bước thể hiện được hiệu quả của mình khi cho ra đời được những sản phẩm hữu ích, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. VPBank luôn tập trung phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại cho KHDN như tài trợ dự án trọn gói, logi-stics, bảo lãnh…Đối với KHCN là các sản phẩm mới mang hàm lượng công nghệ cao, độc đáo nhằm gia tăng tối đa tiện ích khách hàng như Tiết kiệm linh hoạt, VPSuper… Đặc biệt VPBank chú trọng cung cấp nhiều sản phẩmngân hàng điện tử
hay phát triển sản phẩm thẻ đa dạng như các sản phẩm VPBank Mastercard Platinum dành riêng cho doanh nhân thành đạt, Thẻ VPLady dành riêng cho phụ nữ, VPBank Mastercard MC2, VP StepUp dành riêng cho giới trẻ …nhằm tối đa hóa mức độ thỏa mãn và sự lựa chọn cho khách hàng (VPBank, 2018).
Để thúc đẩy nhân viên bán hàng tốt hơn, đồng thời mang tới cho mỗi nhân viên sự gắn bó hăng say hơn trong công việc, mang tới cho khách hàng sự gắn kết với ngân hàng chặt hơn, VPBank đã áp dụng nhiều chính sách hoa hồng cho cán bộ nhân viên huy động vốn cũng như cho khách hàng giới thiệu khách hàng mới cho VPBank. Thông thường, mỗi cán bộ nhân viên khi huy động vượt chỉ tiêu, sẽ được hoa hồng cao hơn cho số tiền huy động vượt chỉ tiêu đó. Ngoài ra, theo từng thời kỳ, VPBank ban hành các chương trình khuyến khích bán hàng riêng, sẽ cộng thêm hoa hồng cho từng đồng vốn được huy động về. Ví dụ, trong năm 2014, VPBank thực hiện chương trình khuyến khích bán hàng cho cán bộ nhân viên và khách hàng. Các khách hàng mới có sản phẩm tiết kiệm với số dư tối thiểu 10.000.000 VNĐ kỳ hạn tối thiểu 13 tháng sẽ ghi nhận điểm cho người giới thiệu. Số tiền thưởng tối đa là 20.000.000 VNĐ một người. Ngoài ra, người có doanh số cao nhất khi kết thúc mỗi giai đoạn sẽ nhận được 01 iPad mini Retina trị giá 12.000.000 VNĐ. Nguồn vốn huy động qua chương trình chiếm 33,78% trên tổng nguồn vốn huy động được trong năm (VPBank, 2018).
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Thương mại Cổ phầnSài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh