Mục tiêu, chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động marketing tại NHTMCP sài gòn hà nội, chi nhánh quảng ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 91 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển

Từ khi thành lập SHB đã có một chiến lược để xây dựng làm sao cho ngân hàng của mình có thể phát triển theo từng giai đoạn mà không bị gián đoạn cũng như là ảnh hưởng bởi những khủng hoảng hiện tại. Tình hình tài chính và chiến lược phát triển của SHB rất cụ thể và dài hạn. Ngân hàng đã xây dựng cho từng giai đoạn riêng và có tính định hướng một cách dài hạn chứ không phải là ngắn hạn. Ngoài ra thì SHB còn hướng tới thị trường năng động và đặc biệt SHB rất đề cao và coi trọng khách hàng của mình.

Hệ thống quản lý rủi ro của họ cũng được xây dựng một cách toàn diện và có chiều sâu. Tất cả đều đảm bảo làm sao mà ngân hàng có thể hoạt động một cách tốt nhất và bền vững nhất. Bên cạnh việc xây dựng chiến lược hướng tới khách hàng cũng như là quản lý rủi ro thì SHB cũng cực kỳ chú ý đến văn hóa trong môi trường làm việc của họ. Làm sao để cho mỗi nhân viên cảm thấy thoải mái nhất và làm việc một cách hiệu quả chuyên nghiệp nhất. Góp phần làm cho quá trình làm việc được thông suốt và vận hành không ngừng nghỉ trên toàn hệ thống của SHB. Một điều quan trọng nữa đó chính là họ đã cải tiến những thiết bị để có thể kể đáp ứng tất cả các nhu cầu của đối tác khách hàng. Đối với những cổ đông của mình thì SHB luôn hướng họ đến một đảm bảo quyền lợi của từng cổ đông. Trong giai đoạn đến năm 2025SHB chi nhánh Quảng Ninh sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu tiên như sau:

(1) Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của SHB chi nhánh Quảng Ninh tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

(2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;

(3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của SHB chi nhánh Quảng Ninh trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;

(4) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;

(5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

(6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động

(7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;

(8) Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;

(9) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại Danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;

(10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu SHB chi nhánh Quảng Ninh.

Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính tài chính chủ yếu đặt ra trong kế hoạch 5 năm gắn với tái cơ cấu, SHB chi nhánh Quảng Ninh đã phân khai chương trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành tại SHB chi nhánh Quảng Ninh. Cụ thể:

- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng;

- Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư;các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế;

- Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư góp vốn và đầu tư vào các công ty trực thuộc;

- Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam;

- Phát triển ngân hàng bảo lãnh: tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho hoạt động ngân hàng bảo lãnh, đa dạng hóa sán phẩm dịch vụ ngân hàng bảo lãnh; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp;

- Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế;

- Nguồn nhân lực - Mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng;

- Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động marketing tại NHTMCP sài gòn hà nội, chi nhánh quảng ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)