Giải pháp hoàn thiện hoạt động về giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động marketing tại NHTMCP sài gòn hà nội, chi nhánh quảng ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 98 - 100)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động về giá

Để tìm được sự đồng thuận từ khách hàng, SHB chi nhánh Quảng Ninh cần truyền thông sâu rộng đến toàn thể khách hàng hiểu rõ chính sách của Nhà nước đồng thời để giảm thiệt hại cho khách hàng SHB chi nhánh Quảng Ninh cũng nên kiến nghị với NHNN về cơ chế điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo mọi ngân hàng được kinh doanh theo cơ chế thị trường.

Định hướng hoạt động chăm sóc khách hàng theo mức độ đóng góp vào hoạt động kinh doanh của SHB chi nhánh Quảng Ninh, theo nguyên tắc duy trì chế độ chăm sóc khách hàng định kỳ với khách hàng thân thiết, phổ thông và thực hiện chế độ chăm sóc khách hàng vượt trội đối với khách hàng quan trọng, VIP, đáp ứng nhu cầu thông tin của khách hàng 24/7/365 thông qua các kênh như contact center, Internet. Tăng cường tương tác, liên lạc với khách hàng thông qua các hình thức gửi thông tin định kỳ như bản tin, email, điện thoại, phát phiếu khảo sát chất lượng dịch vụ…

Thực hiện nhất quán về giá theo phân khúc khách hàng trong toàn hệ thống. Để duy trì tính cạnh tranh về chiến lược giá, SHB chi nhánh Quảng Ninh cần thường xuyên nghiên cứu thị trường, cập nhật giá dịch vụ NHBL của ngân hàng bạn và đối thủ cạnh tranh, thông tin kịp thời và rộng rãi đến đội ngũ nhân viên bán hàng để hỗ trợ công tác bán hàng, cung ứng dịch vụ được tốt hơn.

Thiết lập quy trình định giá từ các yếu tố đầu vào, giá của rủi ro, mong đợi của ngân hàng, đến giá đầu ra cho từng loại sản phẩm

Việc định giá ngân hàng là hết sức phức tạp vì bị chi phối bởi nhiều yếu tố: Chi phí các nguồn lực ngân hàng phải bỏ ra để duy trì sự hoạt động và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng.Rủi ro thực chất là chi phí tiềm ẩn. Khi rủi ro phát sinh, nó sẽ trở thành chi phí thực mà ngân hàng phải bù đắp trong quá trình hoạt động. Do vậy, khi định giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng phải tính đến yếu tố rủi ro. Các nhóm khách hàng khác nhau có đặc điểm nhu cầu khác nhau và sẽ có phản ứng khác nhau với sự thay đổi về giá. Vì vậy ngân hàng định giá thường căn cứ vào phản ứng của khách hàng đối với giá. Ngân hàng phải tính đến giá của các đối thủ cạnh tranh khi xác định giá sản phẩm dịch vụ vì giá là nhân tố ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh

tranh của ngân hàng. Như vậy, từ những yếu tố trên SHB chi nhánh Quảng Ninh cần phải thận trọng khi xây dựng chínhsách giá hợp lý cho sản phẩm dịch vụ. Vì ngày nay, hầu hết các khách hàng đều có thể tự so sánh giá và chất lượng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác nhau, và khách hàng sẽ quyết định lựa chọn ngân hàng phù hợp với mình.

Tìm kiếm nguồn vốn giá rẻ

Để tạo tiền đề điều chỉnh lại mức giá các sản phẩm đầu ra (tài trợ tín dụng, phí dịch vụ) nhằm tạo lợi thế về giá đối với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như: Agribank, VietcomBank, BIDV… ngân hàng cần thực hiện các tiêu chí sau: Đẩy mạnh việc phát triển các tài khoản tiền gửi thanh toán, vì nguồn vốn đầu vào này chỉ trả lãi suất trung bình khoảng dưới 1,2%/năm. Mở các tài khoản tiền gửi của công ty, đẩy mạnh các sản phẩm bảo lãnh công ty (nguồn vốn ký quỹ này lãi suất ngân hàng phải trả cho khách hàng là0%). Mở rộng liên kết với các chương trình tài trợ xuất khẩu nông sản của các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc… nhằm tận dụng các nguồn vốn này hỗ trợ các khách hàng là công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam.

Tìm đầu ra cho các sản phẩm tín dụng

Để giải quyết vấn đề này, ngoài các giải pháp về giá còn cần các giải pháp mở rộng khác như về sản phẩm, phân phối… nên tác giả tổng hợp chung, bao gồm các biện pháp: Có chính sách ưu đãi lãi suất đối với những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả tốt, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khách hàng, xác lập cơ chế thực thi đơn giản, rõ ràng để rút ngắn khoảng cách thực tế với triển khai. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối. Phát triển thêm các sản phẩm tín dụng như: cho vay làng nghề truyển thống, xuất khẩu lao động, dịch vụ tại địa bàn nông thôn… Tăng cường cung cấp thông tin cho khách hàng thông qua các kênh: Cán bộ ngân hàng trực tiếp tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng chưa quan hệ tín dụng, giới thiệu về sản phẩm dịch vụ, kích thích nhu cầu của khách hàng. Thông qua các Hội nghị, Hội thảo. Đây là cơ hội để cán bộ ngân hàng tiếp xúc được lượng khách hàng lớn mà không cần phải mất nhiều thời gian tìm kiếm. Qua cuộc hội thảo, hội nghị này, xin với ban tổ chức sắp xếp cho ngân hàng giới thiệu các sản phẩm của mình, lắng nghe những thắc mắc và giải đáp tận tình để khách hàng tiếp cận được sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Mua trái phiếu chính phủ, đây là giải pháp nhiều ngân hàng đang áp

dụng trong tình trạng tín dụng tăng trưởng thấp như hiện nay. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp trong ngắn hạn, giúp ngân hàng tháo gỡ phần nào khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động marketing tại NHTMCP sài gòn hà nội, chi nhánh quảng ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)