Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Thương mại Cổ phầnSà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động marketing tại NHTMCP sài gòn hà nội, chi nhánh quảng ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 44 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Thương mại Cổ phầnSà

Từ những kinh nghiệm thực tế trong hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng của MBBank và VPBank đã đem lại hiệu quả tốt, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho SHB chi nhánh Quảng Ninh nói riêng trong công tác marketing như sau:

Thứ nhất, CMCN 4.0 đặt ra yêu cầu mới cho NHNN trong việc xây dựng các khuôn khổ chính sách để quản lý, giám sát những yếu tố mới như tiền điện tử (E- money), công nghệ tài chính (Fintech)... Với tốc độ phát triển chóng mặt của các công nghệ mới, mang tính đột phá và có thể thay đổi cấu trúc nhiều ngành nghề, lĩnh vực, cơ quan quản lý Nhà nước khó có thể đưa ra quyết định tức thời về hành lang pháp lý phù hợp, do phải xét đến nhiều yếu tố rủi ro đặc thù với những ứng dụng mới. Nổi bật là rủi ro gia tăng nợ xấu, tội phạm rửa tiền... nên cần xây dựng một nền tảng vững chức về công nghệ và nhân lực để đón nhận những thay đổi của hoạt động marketing khi điều chỉnh các chiến lược, chính sách liên quan đến CMCN 4.0.

Thứ hai, các chính sách marketing của ngân hàng phải có sự liên kết chặt chẽ lẫn nhau giữa các bộ phận của SHB chi nhánh Quảng Ninh cần phải có tư tưởng Marketing rõ ràng và được định hướng cụ thể để có thể làm Marketing mọi lúc, mọi nơi để xây dựng nên một thương hiệu SHB chi nhánh Quảng Ninh trong lòng dân chúng.

Thứ ba, nhân viên là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định nên sự thành bại của một ngân hàng chính vì thế SHB chi nhánh Quảng Ninh cần xây dựng những chính sách đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên phù hợp hơn nữa để tạo động lực, thúc đẩy nhân viên làm việc hăng say và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, đối với một chi nhánh như SHB chi nhánh Quảng Ninh sự nhạy bén và linh hoạt của từng cá nhân trong các bộ phận trước những thay đổi của thị trường và khách hàng sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công trong hoạt động huy động vốn nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung.

Thứ tư,trong bối cảnh CMCN 4.0 thì cần phải đổi mới cách thức quản trị ngân hàng; đổi mới quan hệ khách hàng; hiện đại hóa cách thức thực hiện giao dịch, các kênh cung cấp, phân phối sản phẩm; ứng dụng dữ liệu lớn; ứng dụng trí tuệ nhân tạo; ứng dụng điện toán đám mây; công nghệ Fintech trong thanh toán...

Kết luận chƣơng 1

Chương này đã trình bày một cách có hệ thống các cơ sở lý thuyết của đề tài bao gồm các khái niệm cơ bản về Marketing và hoạt động Marketing trong lĩnh vực ngân hàng.Tác giả cũng trình bày vai trò và đặc điểm của Marketing ngân hàng để thấy tầm quan trọng cũng như những sự khác biệt của Marketing trong lĩnh vực ngân hàng với các lĩnh vực khác. Cuối cùng, tác giả trình bày 7P của Marketing ngân hàng nhằm xây dựng giải pháp cho các chương tiếp theo, bao gồm: sản phẩm (product), giá (price), phân phối (place), chiêu thị (promotion), con người (people), quy trình (process) và cơ sở vật chất (physical enviroment).

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH QUẢNG NINH TRONG

BỐI CẢNH CMCN 4.0

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh và Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động marketing tại NHTMCP sài gòn hà nội, chi nhánh quảng ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)