1.3.2.1.Khái quát về TMĐT B2C e marketplace
Khái niệm sàn giao dịch TMĐT (e-marketplace): là một sàn giao dịch ảo nơi người mua và người bán gặp nhau để cùng trao đổi thong tin về sản phẩm và
19
dịch vụ, đàm phán và thực hiện các giao dịch (Archer and Gebauer 2000). Thêm
vào đó, trong thời đại của Internet và sự xuất hiện của các công nghệ thông tin và kết nối, có thể hiểu “sàn giao dịch TMĐT là một hệ thống thông tin dựa trên nền
tảng website, khi nhiều người bán và nhiều người mua có thể thực hiện giao dịch thông qua internet. (Russ 2001, 2)”.
Đặc điểm của sàn giao dịch TMĐT: là một phương thức trung gian, sàn giao
dịch TMĐT gồm 4 cơ chế quan trọng mang lại những lợi ích đối với người tham gia:
Kết nối giữa người bán và người mua đàm phán về giá cả một cách trực tuyến và tiện lợi,
Đảm bảo lòng tin giữa các bên tham gia giao dịch bằng việc giữ vị trí trung lập,
Dễ dàng định hướng thị trường bằng việc hỗ trợ các giai đoạn khác nhau của giao dịch và,
Tập hợp một lượng lớn người bán và người mua
Chức năng trung gian giao dịch cho phép các sàn TMĐT hỗ trợ nhiều hoạt động khác nhau từ việc môi giới – thanh toán đấu giá, vận chuyển, pháp lý, tư vấn…Thành công của sàn giao dịch TMĐT phụ thuộc vào việc hiểu rõ lợi ích cốt lõi của cả người bán và người mua. Từ góc nhìn tiết kiệm chi phí giao dịch, công nghệ thông tin cho phép giảm các phí giao dịch, rủi ro thanh toán và chi phí đàm phán. Đồng thời, để hiểu được rõ bản chất của sàn giao dịch TMĐT, chúng ta cần tập trung vào các đặc điểm sau:
Một sàn giao dịch TMĐT có thể giảm chi phí cho người tiêu dùng bằng việc cung cấp thông tin về giá, hàng hóa thay thế thuộc các nhà cung cấp khác nhau cũng như giảm chi phí cho người bán hàng cho việc kết nối thông tin tới người tiêu dùng.
Lợi ích đối với các nhân tham gia vào sàn TMĐT sẽ gia tăng khi có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hệ thống.
Các sàn giao dịch TMĐT có thể thu một khoản phí chuyển đổi đối với các doanh nghiệp tham gia.
20
Các sàn giao dịch TMĐT thường yêu cầu vốn đầu tư lớn nhưng lại mang đến sự phát triển bền vững về mặt quy mô và mức độ.
1.3.2.2.Phân loại sàn giao dịch TMĐT
Hiện nay có rất nhiều mô hình sàn giao dịch TMĐT khác nhau, chúng ta có thể phân nhóm các mô hình này dựa trên người kiểm soát hoạt động của các sàn là bên bán, bên mua hay từ một bên thứ ba trung lập (Berryman và cộng sự, 1998):
Các sàn giao dịch TMĐT với người kiểm soát là bên bán thường được hoạt động dưới dạng một nhà thầu tìm kiếm nhiều người mua. Mô hình này nhằm tạo ra và gìn giữ giá trị thị trường trong tất cả các giao dịch.
Các sàn giao dịch TMĐT với người kiểm soát là bên mua thường hoạt động theo hướng nhằm chuyển lợi thế thị trường về phía người mua. Nhiều thành phần tham gia đóng vai trò trung gian, tuy nhiên một vài người mua có tiềm lực đủ mạnh có thể phát triển sàn giao dịch riêng.
Các sàn giao dịch TMĐT được tạo ra bởi một bên thứ ba trung gian nhằm kết nối giữa người bán và người mua.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân loại các sàn giao dịch TMĐT theo chiều ngang và chiều dọc. Các sàn TMĐT theo chiều dọc ám chỉ việc tập trung chuyên vào một chức năng cụ thể (nhân sự, văn phòng…) và phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau, trong khi sàn TMĐT theo chiều ngang ám chỉ nhiều chức năng được xây dựng để phục vụ một lĩnh vực cụ thể như hóa học, thép, tự động hóa…