Việt Nam
2.3.4.1.Những thuận lợi của mô hình TMĐT Lazada
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, Việt Nam được đánh giá là một thị trường trẻ trung, năng động khi có đến 40% dân số sử dụng Internet. Đây là một lợi thế khi ứng dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực. Có thể xem là người “tiên phong” trong việc ứng dụng các mô hình thương mại điện tử, Lazada.vn đã có được một vị trí vững chắc, đáng tin cậy trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, với những thành công mà Lazada đạt được ở các thị trường trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Lazada.vn cũng đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm quý giá để triển khai hiệu quả hoạt động bán lẻ trực tuyến. Có lẽ chính những lợi thế đó đã giúp cho Lazada vinh dự được nhận danh hiệu “website thương mại điện tử số 1 tại Việt Nam”.
Lazada sở hữu một ưu thế khác về mặt tài chính so với các doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam. Tính đến thời điểm 12/2013, các nhà đầu tư bên
61
ngoài đã đóng góp vào Lazada Toàn Cầu ít nhất 486 triệu USD. Riêng trong năm 2013, công ty mẹ Rocket Internet đã huy động thành công cho Lazada Việt Nam nguồn vốn 250 triệu USD, chủ yếu đến từ tập đoàn bán lẻ khổng lồ Tesco của Anh. Với nguồn lực tài chính vững chắc, Lazada dễ dàng triển khai, ứng dụng và phát triển các mô hình thương mại điện tử tại thị trường tiềm năng như Việt Nam.
Phương thức thanh toán truyền thống qua tiền mặt vẫn còn phổ biến ở Việt Nam vì thế Lazada đã tiên phong dẫn đầu trong việc triển khai dịch vụ thanh toán linh hoạt đồng thời bằng cả hai hình thức thanh toán trực tuyến an toàn hoặc thanh toán bằng tiền mặt ngay lúc nhận hàng, và chính sách đổi trả hàng hóa trong vòng 14 ngày đối với sản phẩm có lỗi quy cách hoặc đóng gói. Chính điều này đã tạo cho Lazada lợi thế về niềm tin của khách hàng khi mang lại sự yên tâm tuyệt đối và hài lòng trước khi quyết định có trả tiền mua sản phẩm đó hay không.
2.3.4.2. Những khó khăn của mô hình TMĐT Lazada
Thời gian đầu, Lazada gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề giao nhận sản phẩm. Chỉ có 3/20 công ty giao nhận là đáp ứng được các yêu cầu mà Lazada đặt ra.Phương châm của Lazada là giao tất cả các đơn hàng trên toàn quốc không kể kích thước, trọng lượng…(theo nguồn tin riêng của Doanh Nhân, Lazada chấp nhận thất thoát 2% doanh số do hàng hóa thất lạc, hỏng vỡ trên đường di chuyển và thu tiền sau ) để kích thích tiêu dùng ở những người còn đang do dự chuyển sang phương thức mua hàng online. Muốn đạt được điều đó, họ phải thông qua các công ty chuyển phát nhanh trong khi đó các doanh nghiệp khác trong ngành chủ yếu chọn hình thức tự giao hàng trong nội thành hoặc khách hàng đến tận nơi nhận sản phẩm. Tuy nhiên vào thời điểm năm 2012, các công ty giao vận tại Việt Nam vẫn chủ yếu nhận chuyển phát nhanh các bưu kiện, bưu phẩm, chưa quen với hình thứcchuyển hàng và thu tiền hộ tại nhà. Lazada đã gặp rất nhiều khó khăn để tìm được các công ty giao vận phù hợp với mô hình thương mại điện tử mà mình triển khai.
Một khó khăn khác mà Lazada phải đối mặt khi xâm nhập vào thị trường đó là thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam vẫn chuộng phương thức mua hàng trực tiếp truyền thống nên để thay đổi thói quen này không phải là điều dễ dàng, không thể thực hiện được trong một sớm một chiều.
62
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH