Như đã phân tích ở Chương I, có nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá hiệu quả của một mô hình website TMĐT B2C, trong đó bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến chỉ tiêu về tính năng sử dụng, hiệu quả tài chính cũng như mức độ hài lòng của người sử hữu.
Tính năng sử dụng và sự hài lòng của ngƣời sở hữu:
Thiết kế website: Lazada được coi là mô hình sao chép Amazon nhưng chính
xác hơn mà nói Lazada đã học hỏi mô hình thành công của Amazon. Giao diện của Lazada.vn không hề đơn giản như Amazon mà với việc là người đi sau, Lazada đã cải tiến rất nhiều nhằm thân thiện hơn với người dùng cũng tăng hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Mỗi vị trí lazada.vn đều tận dụng triệt để cho việc marketing sản phẩm, mỗi chiến dịch đều có trang đích (landing page) dành riêng cho sản phẩm rất hiệu quả, các vị trí đặt link hỗ trợ cũng rất phù hợp khi nó không gây rối cho người dùng và với một website bán hàng lazada đã tận dụng tối đa hình ảnh gây bắt mắt. Công cụ hỗ trợ đằng sau các chiến dịch này của Lazada cũng rất linh hoạt đặc biệt việc thiết kế rất có ý đồ từ hình ảnh và text, chỗ nào dùng cho việc gì, bạn có thể xem email marketing của lazada sẽ thấy ngay điều này. Các tiêu chí làm tăng yếu tố cho việc tối ưu hóa website với bộ máy tìm kiếm cũng thể hiện ngay trong các chiến dịch marketing khi tỉ lệ người dùng ở lại lâu hơn trên site và click nhiều hơn các link trên đó cùng việc gần như bắt buộc phải click vào các link trong email marketing đã tạo ra một hiệu ứng có tính xâu chuỗi chứ không rời rạc như các website khác hiện nay.
56
Để phân tích số liệu thống kê số lượng lượt người xem và các chỉ số liên quan đến tính năng sử dụng các chuyên gia trong lĩnh vực marketing thường sử dụng Alexa Rank. Alexa Rank là công cụ xếp hạng website dựa vào lưu lượng truy cập của website đó. Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố là số trang web người dùng xem là: Page Views và số người truy cập website (Traffic), đây là chỉ số uy tín đánh giá tính năng sử dụng của một website.
Theo kết quả sử dụng Alexa Rank chúng ta có được các thông tin vô cùng ấn tượng về website TMĐT số 1 Việt Nam
Xếp hạng website: có nhiều căn cứ để Google và các tổ chức đánh giá website
khác như Bing, Alexa…dùng để đánh giá thứ hạng của một website. Các tiêu chí quan trọng như tên miền, nội dung có phù hợp với nhu cầu của khách hàng, lượng truy cập hàng ngày lớn, lượt chuyển đổi hay tiêu chí về mạng xã hội…Các website xếp hạng càng cao thể hiện mức độ phổ biến của website đó cũng như hiệu quả cũng những nỗ lực marketing.
Hiện nay, Lazada.vn xếp hạng thứ 13 trong số các website phổ biến nhất Việt Nam chỉ sau Google, Facebook, Youtube và một số báo mạng (Vnexpress, dantri.com.vn…) bỏ rất xa so với website TMĐT đứng thứ 2 là chotot.vn đang xếp hạng thứ 26. Thegioididong.com, sendo.vn, tiki.vn…lần lượt xếp các hạng 33, 35 và 37. Với một website TMĐT thuần túy, đây là lợi thế không nhỏ giúp doanh nghiệp đạt được thành công cả về mặt doanh thu và thương hiệu.
Lượng truy cập website: hiện nay, mỗi ngày Lazada.vn chào đóng lượng xem
khoảng 1.14 triệu lượt người xem. Mỗi khách hàng này dành trung bình khoảng 6 phút và duyệt 6 trang để xem sản phẩm của Lazada. Đây cũng là website TMĐT có số lượt người truy cập lớn nhất hiện nay. So với một website khác cũng đang nổi lên trong thời gian gần đây là Tiki.vn, các con số này của Lazada tốt hơn rất nhiều khi Tiki.vn với chỉ khoảng 436.667 nghìn lượt view mỗi ngày, với mỗi lượt truy cập khoảng 4:20 và duyệt khoảng 4 trang.
57
Tổng lượng xem: 34.20 triệu/tháng Thời gian trung bình trên site: 00:06:02
Số trang mỗi lượt: 5.58 Tỷ lệ thoát: 47.68
Bảng 2.7: Thống kê truy cập website Lazada
(Nguồn: http://www.alexa.com)
Đối với một website bán hàng, thời gian khách hàng trở trên website càng lâu (time on site càng dài) thì khả năng mua hàng sẽ cao hơn rất nhiều. Số liệu của Lazada hiện nay đang cao hơn 1.5 lần so với Tiki.vn và cao gấp 1.8 lần so với Thegioididong.com. Một chỉ số khác có ý nghĩa tương tự với đó là tỷ lệ thoát (Bounce Rate) khi khách hàng xem một website. Tỷ lệ thoát thể hiện website có cung cấp nội dung phù hợp, đúng theo yêu cầu của khách hàng hay không. Với hơn 1.1 triệu lượt xem hàng ngày thì con số 47.68% thoát là con số mơ ước của rất nhiều website TMĐT khác.
Phần lớn lượng khách hàng này đều từ Việt Nam, chiếm tới 99.25% tới từ nhiều kênh marketing khác nhau. Theo thống kê của Alexa Rank, Lazada có lượng người vào trực tiếp khá cao, chiếm tới 30.88% lượng người vào website hàng ngày. Đây là chỉ số rất cao thể hiện thương hiệu Lazada.vn đã rất thân thuộc và được nhiều khách hàng ghé thăm thường xuyên, người dùng thường xuyên gõ trực tiếp địa chỉ website lên các công cụ trình duyệt web.
Ngoài ra, các hình thức marketing trực tuyến khác như quảng cáo hiển thị, email hay những nỗ lực tối ưu website với bộ máy tìm kiếm (Searching Engine Optimization – SEO) cũng giúp Lazada có được thêm gần 43.3% lượng truy cập từ các nguồn này.
58
Trực tiếp Từ website khác Tìm kiếm Mạng XH Mail Quảng cáo hiển thị
Bảng 2.8: tỷ lệ lƣợng truy cập từ các kênh khác nhau vào Lazada
(Nguồn: http://www.alexa.com)
Kênh facebook của Lazada được đầu tư bài bàn, mang lại khoảng gần 89% lượng người xem. Hiện nay, số lượng người theo dõi fanpage của Lazada.vn vào khoảng hơn 17 triệu người, một số các chủ đề hot có số lượng khách hàng tương tác rất lớn trên 2,000 lượt tương tác.
Tỷ lệ New Vistor và Return Visitor: Như đã phân tích ở chương I, tỷ lệ người
truy cập mới (new vistor) và tỷ lệ khách hàng quay trở lại (Return Vistor) là 2 chỉ số đối ngược nhau nhưng lại có vai trò quan trọng như nhau. Nếu tỷ lệ người xem mới cao thể hiện hiệu quả của công tác quảng cáo, tỷ lệ người xem quay trở lại lại thể hiện mức độ trung thành của họ đối với website. Với Lazada, tỷ lệ này hiện tại đang ở mức 37.3% khách hàng cũ và 62.7% khách hàng mới, đây là tỷ lệ khá cao và ổn định và tỷ lệ thuận với lượng khách hàng và website trực tiếp thông qua trình duyệt.
Vị trí trên bộ máy tìm kiếm: Đối với các trang TMĐT nói riêng và các website
nói chung, thứ hạng website trên các bộ máy tìm kiếm như Google, Bing…có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút lượng người truy cập. Theo một thống kê của Google, 60% người dùng sẽ truy cập vào 3 website đầu tiên trên kết quả tìm kiếm. Hiện nay có nhiều công cụ thống kê thứ hạng từ khóa, trong đó HeluRanking là một trang công cụ do người Việt Nam phát triển và đưa ra các kết quả khá chính xác, trên một số lượng từ khóa lớn.
Với Lazada họ có lợi thế về số lượng chủng loại hàng hóa và nội dung giới thiệu sản phẩm phong phú. Vì vậy theo kết quả từ HeluRanking, hầu hết các từ khóa chung như quần áo nam, nữ, các đồ dùng gia đình…thứ hạng của Lazada.vn đều ở top 3 kết quả tìm kiếm cao nhất. Điều này giúp Lazada có được 23.4% lượt truy cập từ bộ máy tìm kiếm, tương ứng với khoảng 240.000 lượt mỗi ngày. Tuy nhiên, với các từ khóa chuyên biệt cho từng ngành hàng cụ thể như điện thoại di động (các từ
59
khóa như iphone, iphone 7plus, galaxy S6…) hay xe máy (xe honda, xe exciter…), Lazada vẫn còn phải cạnh tranh với các chuyên biệt cho sản phẩm như thegioidiong.com, fptshop và thường chỉ đứng ở vị trí 5 – 10.
Các chỉ số hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh doanh của Lazada
Về chỉ tiêu doanh thu: giai đoạn 2015- 2016, chứng kiến sự trỗi dậy và ra đi
của nhiều sàn giao dịch, phản ánh bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường TMĐT tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, Lazada vẫn giữ vững vị thế là doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu và là doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu trong các sàn TMĐT từ hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như thu phí gian hàng, thu phí thành viên, quảng cáo, phí dựa trên phần trăm đơn hàng bao gồm: Công ty Recess (lazada.vn), Công ty Giải pháp Công nghệ Hòa Bình (chodientu.vn), Công ty TNHH Hotdeal (hotdeal.vn), Công ty Vật giá Việt Nam (vatgia.com), Công ty VCCORP (enbac.com), Công ty VCCORP (rongbay.com), Công ty Công nghệ Sen đỏ (sendo.vn)…
Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2015 do Cục TMĐT và Công nghệ Thông tin thuộc Bộ Công Thương, doanh thu hiện nay của Lazada ước tính vào khoảng 36.1% toàn bộ thị trường các website cung cấp dịch vụ TMĐT Việt Nam. Với con số ước tính hiện của 10 tháng đầu năm 2015, con số này đạt 1.960 tỷ đồng thì con số doanh thu từ hoạt động này của Lazada.vn vào khoảng 850-900 tỷ đồng năm 2015. Nếu so sánh với tổng doanh thu của các doanh nghiệp khác như thegioididong hay fptshop thì mặc dù là con số nhỏ, tuy nhiên cũng thể hiện được sự phát triển của thị trường TMĐT Việt Nam.
Về giá trị các sản phẩm bán ra: Năm 2016 là năm đầu tiên Lazada công bố
chỉ số GMV (Gross Merchandise Volume - giá trị các sản phẩm được bán ra, dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng đối với các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến) ở thị trường Việt Nam. Với 36% doanh thu thị trường thương mại điện tử trong nước, Lazada Việt Nam vẫn dẫn đầu ở nhóm Marketplace đạt 120 tỷ đồng. Con số này nhỉnh hơn so với 100 tỷ mà Tiki.vn có đươc. Sau sự ra đi của Lingo.vn, Cdiscount.vn và trước đó là Deca.vn... trong khi Adayroi.vn của Vingroup vẫn chưa
60
tạo được đột phá, Lotte.vn vẫn còn là ẩn số, thì Lazada và Tiki đang là hai website có được những thành công rõ ràng nhất.
Tỷ lệ chuyển đổi của Lazada trong các chiến dịch truyền thông hiện đại đạt con số
rất cao. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2015 khi Lazada bắt tay với Zalo trong các chiến dịch truyền thông qua dịch vụ tin nhắn OTT này, con số mà Lazada đạt được là vô cùng ấn tượng. Theo thống kê của website BrandsVietnam trong một chiến dịch khuyế mãi lớn mà Lazada thực hiện cùng Zalo trong đó nhắm đến đối tượng văn phòng và theo từng sở thích, từng đối tượng khác nhau kết quả thu về vô cùng khả quan: Tỷ lệ chuyển đổi tăng 35% từ Zalo so với trước khi thực hiện các campaign, hơn 50% doanh thu Lazada đến từ di động, với sự hỗ trợ hiệu quả từ Zalo.
Ngoài ra, một chiến dịch tin nhắn trong tháng 6/2015 qua Zalo đã tạo ra hơn 2 triệu tin nhắn coupon, mỗi đơn hàng trung bình lên tới 7,1 triệu đồng tại thời điểm đó. Những tin về khuyến mãi đạt 3.000-4.000 tương tác.
Trang Lazada trên Zalo sau đó cũng có tới 403.000 người theo dõi. Hơn hết, Lazada và Zalo đã hình thành thói quen đợi tin nhắn khuyến mại và sẵn sàng mua sắm trên ứng dụng.