1.5.2.1.Sự hình thành và phát triển của Rakuten.com
Khi nhắc đến TMĐT thế giới chúng ta thường nhắc tới 4 trụ cột gồm: Amazon, eBay, Alibaba và Rakuten. Tuy nhiên, khác với 3 công ty còn lại, Rakuten là một tập đoàn khá kín tiếng đúng theo tính cách của người Nhật.
Rakuten được thành lập năm 1997 bởi Hiroshi Mikitani - một cựu nhân viên ngân hàng Industrial Bank of Japan, với nền tảng trung tâm mua sắm trực tuyến Rakuten Ichiba. Ba năm sau, Rakuten tiến hành IPO trên sàn JASDAQ với thương vụ lên tới 430 triệu USD nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh. Kể từ đây, không chỉ giới hạn trong hoạt động trung tâm thương mại trực tuyến, Rakuten còn vươn cánh tay sang dịch vụ khách sạn trực tuyến, chứng khoán, tiền điện tử, thể thao, truyền thông… đồng thời mở rộng quy mô thông qua con đường M&A.
Không chỉ hoạt động tại Nhật Bản, Rakuten đã tiến hành hàng loạt các thương vụ M&A khi mua lại hàng loạt các công ty như Buy.com (Mỹ), Priceminister (Pháp), Ikeda (Brasil), Play.com (Anh)…để cạnh tranh trực diện với Amazon, eBay tại các thị trường này.
Hiện nay hệ thống Rakuten có gần 5.000 nhân viên, hơn 26.000 nhà bán lẻ sử dụng hệ thống này với 47 triệu người sử dụng có đăng ký – tương đương 40% dân số Nhật Bản. Với khối tài sản 3.4 tỷ USD, Hiroshi Mikitani đang đứng thứ 178 trong danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2009 do tạp chí Forbes bình chọn.
1.5.2.2.Mô hình doanh thu của Rakuten.com
Mục tiêu của Rakuten khi tham gia vào thị trường TMĐT nhằm tạo nên môi trường kinh doanh tốt nhất giúp các doanh nghiệp nhỏ xây dựng mối quan hệ vững chắc với người tiêu dùng.
Mô hình kinh doanh của Rakuten là B2B2C khi doanh nghiệp này cung cấp dịch vụ cửa hàng trực tuyến – cho các khoảng hơn 40.000 nhà bán lẻ trả phí hàng tháng để quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình. Mô hình này của Rakuten giúp đơn giản hóa việc mua bán giữa người bán hàng và người mua đồng thời tận dụng lợi thế của cả Rakuten và các doanh nghiệp này khi khai thác được thế mạnh của nhau. Ngoài nền tảng website TMĐT, Rakuten cung cấp nhiều các sản phẩm dịch vụ hỗ
30
trợ người tiêu dùng gồm thẻ tín dụng Rakuten, tiền điện tử Rakuten Edy…Đồng thời, các doanh nghiệp tham gia hệ thống, đăng ký gian hàng trên website đều chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng như VisaCard, Mastercard, JCB…giúp khách hàng có cảm nhận mua sắm hài lòng nhất.
1.5.2.3.Chiến lược kinh doanh của Rakuten
Chiến lƣợc hƣớng tới khách hàng: Rakuten cũng là một nền tảng thương
mại điện tử mở khi công ty này cung cấp nền tảng mua sắm và phương thức thanh toán còn các bên bán phải tự quản lý hàng tồn kho, logistics và dịch vụ khách hàng của mình. Khác vơi Alibaba và Amazon, Rakuten xây dựng dựa trên nền tảng sự trung thành của các thành viên và họ sẽ nhận được những lợi ích trực tiếp bằng tiền mặt nhờ vào "siêu điểm thưởng “Rakuten Super Points”. Điểm tích lũy này không chỉ có giá trị khi mua hàng online trên trang web công ty mà còn có thể sử dụng khi mua hàng truyền thống và nhiều trải nghiệm khác một cách linh hoạt trong hệ sinh thái hàng loạt dịch vụ khác của Rakuten.
Mục tiêu của Rakuten là xây dựng một thị trường online phát triển, thông thoáng; giúp người dùng tiếp cận đến các sản phẩm phong phú hơn nhưng chú trọng chăm sóc từng cá nhân với những trải nghiệm riêng biệt.
Chiến lƣợc mở rộng thông qua M&A: thông qua các thương vụ sát nhập và
mua lại, Rakuten đang hoạt động ở nhiều thị trường hơn, bao gồm Mỹ, Canada, Brazil và nhiều quốc gia châu Âu khác. Ở một số góc độ, Rakuten có phần chuyên nghiệp hơn Alibaba khi liên kết mua sắm online với các khoản đầu tư khác trong hệ sinh thái của mình. Vụ đầu tư vào Viber của Rakuten mang lại tiềm năng thương mại trên mạng xã hội lớn cho công ty trong khi Alibaba không có lợi thế này.
31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MÔ HÌNH THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LAZADA Ở VIỆT NAM