Sản xuất in tại Việt Nam là một ngành rất quan trọng, phục vụ mục đích kinh tế - chính trị - xã hội và được quản lý chặt chẽ trong thời gian rất dài. Từ lâu nay, sản xuất in là hoạt động quan trọng trong việc tuyên truyền, quảng bá, phổ biến tri thức khoa học, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ngành in được quản lý chặt chẽ, chỉ một số cơ quan, xí nghiệp mới có quyền tổ chức in ấn và các ấn phẩm in cũng phải tuân theo các quy định riêng về việc phê duyệt cho được phép in ấn và nộp lưu chiểu.
Một số năm trước đây, các sản phẩm của ngành in (sách, báo, tạp chí…) chủ yếu được in ấn và phát hành bởi 55 nhà in thuộc các Nhà xuất bản được Bộ Văn hóa Thông tin quản lý. Hình thức tương đối nghèo nàn và sản lượng in hạn chế với sự quản lý chặt chẽ.
Từ sau khi mở cửa, đặc biệt là sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực, cùng với sự bùng nổ nhu cầu thông tin của độc giả, số lượng các nhà in tăng lên rất mạnh mẽ. Tính riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2018 có tới 1932 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động in ấn, chế bản, xuất bản với đa dạng
chủng loại ấn bản phẩm được cung cấp đến các độc giả, chiếm khoảng 60% doanh
thu và 52% sản lượng trang in toàn ngành. Sản phẩm in nhãn hàng, bao bì, in hộp giấy, in túi giấy là thế mạnh của thành phố Hồ Chí Minh, nơi có tới hàng chục công ty in bao bì lớn có doanh số từ 200 tỷ đến 1.600 tỷ đồng/năm và hơn 500 công ty bao bì tư nhân có sản lượng thấp nhưng hoạt động cũng khá năng động. Sự cạnh tranh ở phân khúc sản phẩm này cũng rất cao giữa các đơn vị trong nước và với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều loại bao bì cao cấp phục vụ cho các tập
27
đoàn mỹ phẩm nổi tiếng thế giới như P&G, Unilever v.v… đang bị các công ty in
có vốn đầu tư nước ngoài thâu tóm rất mạnh. Bản thân các doanh nghiệp cũng có
khả năng phát hành các tài liệu, ấn phẩm rất đẹp mắt để quảng bá về sản phẩm hoặc về thương hiệu của mình trong nội bộ doanh nghiệp và đến tân tay người tiêu dùng.
Hình 1.2: Một số ấn phẩm được in 100.000 bản mỗi ngày giai đoạn 2005 - 2010
Hình 1.3: Bao bì, Hộp giấy là một trong những sản phẩm được đầu tư in lớn nhất hiện nay
Thị trường sản xuất in truyền thống trong giai đoạn hiện nay đang có nhiều thay đổi căn bản dưới sự tác động của cuộc cách mạng 4.0. Liên tục trong nhiều năm, ngành in và các sản phẩm in truyền thống có sự sụt giảm rõ rệt về quy mô sản lượng và doanh thu do thị hiếu của khách hàng đối với các sản phẩm in truyền thống có nhiều sự thay đổi. Từ chỗ độc giả chỉ có thể tiếp nhận các ấn phẩm như
28
sách, báo, tạp chí, tài liệu in truyền thống, đến nay, người tiêu dùng có thể tiếp cận và sử dụng các ấn phẩm điện tử thay thế như sách nói, sách hình, báo chí online…
Ngoài ra, trong những năm gần đây, có một số yếu tố ảnh hưởng đến ngành in một cách rõ rệt, có thể kể ra như:
+ Chính sách tỷ giá do Nhà nước ban hành đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp in do các nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ sản xuất của công ty gồm: giấy, mực in, kẽm in…máy móc, thiết bị phụ tùng, vật tư ngành in phần lớn đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.
+ Giá bán điện của Bộ Công thương quy định tăng làm tăng làm tăng chi phí sản xuất của do hoạt động in ấn bắt buộc phải tiêu thụ rất nhiều năng lượng điện.
+ Giá thuê nhà xưởng trên trong những năm gần đây tăng mạnh. Các doanh nghiệp in không có quỹ đất để xây dựng nhà xưởng riêng phải thuê đất để xây dựng nhà xưởng với giá cao dẫn đến chi phí sản xuất in tăng mạnh.
+ Sự điều chỉnh trong chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội, quyền lợi của người lao động và các chính sách khác có liên quan như các chính sách về bảo vệ môi trường, áp dụng công nghệ xanh… đã làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, trong khi doanh thu có xu hướng giảm như đã nêu trên làm hiệu quả kinh doanh của công ty có chiều hướng giảm.