Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà in thông tấn xã việt nam – công ty TNHH MTV ITAXA (Trang 73 - 75)

3.1. Giải pháp nâng cao năng lực nội tại của Nhà in Thông tấn xã Việt Nam –

3.1.2. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Đối với Nhà in ITAXA như đã trình bày ở trên, mặc dù lực lượng cán bộ, công nhân viên tại chỗ của Công ty và Nhà in tạm thời đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại, tuy nhiên, để có thể thích ứng với tình hình mới, theo học viên, Nhà in cần áp dụng các giải pháp sau đây:

a. Lập kế hoạch dài hạn về nguồn nhân lực theo hướng chuyên sâu, một người có thể đảm nhiệm được từ 1-2 công việc.

Công tác quản lý nhân lực cần được thực hiện thường xuyên, lâu dài và có kế hoạch cụ thể. Vì vậy, trong thời gian tới đây theo học viên cần triển khai một số nội dung công việc sau đây:

- Xây dựng bản mô tả chi tiết về từng vị trí, việc làm trong Nhà in - Tổng hợp tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong thời gian vừa qua - Lên kế hoạch tuyển chọn hàng năm cho từng vị trí

- Xây dựng chính sách nhân sự (lương, thưởng và chính sách khác) - Xây dựng kế hoạch đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có

Trong trường hợp cần thiết, Nhà in có thể phải điều chỉnh lại một số vị trí công việc cho hợp lý, tận dụng tối đa khả năng của người lao động trong điều kiện đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý để có thể tái sản xuất sức lao động.

65

Ngoài ra, theo học viên, ở một số vị trí việc làm như công nhân đứng máy trực tiếp, Nhà in nên có chính sách thu hút người lao động có kinh nghiệm giỏi từ các Nhà in khác đang trong tình trạng thua lỗ hoặc phải điều chỉnh nhân sự để giảm kinh phí đào tạo lại.

b. Công tác đào tạo nhân lực

Với lợi thế là Nhà in trực thuộc Công ty ITAXA, có chức năng đào tạo nguồn nhân lực ngành in và công nhân kỹ thuật ngành in trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, mặc dù trong thời gian vừa qua, Nhà in đã có chính sách cho phép cán bộ, công nhân viên tham gia vào các lớp tập huấn sử dụng máy móc mới, công nghệ mới trong ngành in nhưng hoạt động này còn mang tính hình thức vì các lý do sau đây:

- Người lao động không có hứng thú với các khóa tập huấn do tâm lý “trăm hay không bằng tay quen”, học từ thực tiễn là chủ yếu.

- Các khóa tập huấn không thực sự mang lại hiệu quả cho người lao động do hệ thống máy in, dây chuyền in đã được sử dụng nhiều năm, chưa đầu tư mới, người lao động đã rất quen thuộc với máy móc, có đầy đủ kỹ năng vận hành.

Vì vậy, theo học viên, trong thời gian tới, về phía Nhà in nên triển khai đào tạo lại nguồn nhân lực theo hướng:

+ Đối với cán bộ, nhân viên và người lao động phổ thông:

- Tổ chức các cuộc thi tay nghề trong nội bộ Nhà in hoặc giữa các Nhà in trong cùng hệ thống, cùng sử dụng 1 loại dây chuyền công nghệ in.

- Phát động cán bộ công nhân viên đưa ra những sáng kiến mới nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào trên cơ sở hệ thống hiện có.

- Phát động phong trào tự học, sáng tạo trong toàn Nhà in. + Đối với cán bộ lãnh đạo Nhà in:

- Cử cán bộ lãnh đạo đi tham gia các lớp học để nâng cao năng lực quản lý sản xuất, nghiên cứu thị trường, nâng cao năng lực công nghệ, ngoại ngữ.

- Khuyến khích cán bộ lãnh đạo Nhà in tham gia các lớp học khác về quản lý doanh nghiệp.

66

Ngoài ra, Nhà in cần có kế hoạch bồi dưỡng các kỹ năng về an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy đồng thời với việc giáo dục cho người lao động cũng như toàn thể công ty về ý thức lao động, kỷ luật lao động, lòng tự hào về truyền thống của Nhà in, tinh thần trách nhiệm, văn hóa doanh nghiệp…

Nhà in cũng cần sớm phát hiện, bồi dưỡng những cán bộ, công nhân viên, người lao động có khả năng, có lòng nhiệt tình… để chuẩn bị trở thành đội ngũ kế cận khi cần thiết.

c. Xây dựng và phát huy văn hóa doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ giữa lãnh đạo và cấp dưới.

Văn hóa doanh nghiệp, như đã phân tích ở chương 1, là điều rất cần thiết, cần được xây dựng, duy trì thường xuyên, liên tục.

Đối với Nhà in, ngoài việc xây dựng và duy trì mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các bộ phận, phòng/ban và những người lao động với nhau, trong thời gian tới, theo học viên, cần xây dựng và phát triển “văn hóa chất lượng” trong toàn Nhà in và lấy đó làm một trong các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của người lao động. Ngoài ra, cần liên tục xây dựng nề nếp làm việc an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.

Đối với cán bộ lãnh đạo Nhà in cần gương mẫu trong mọi công việc, thường xuyên gần gũi, năm bắt tâm tư tình cảm của người lao động để có những chính sách thỏa đáng, làm thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động. Đồng thời, cán bộ lãnh đạo cần tạo sự gắn bó về quyền lợi, trách nhiệm của người lao động với Nhà in bằng chính sách đầu tư cho đào tạo, đảm bảo công ăn việc làm ổn định, xây dựng chế độ lương, thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho hoạt động của Nhà in.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà in thông tấn xã việt nam – công ty TNHH MTV ITAXA (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)